Phát hiện nguồn phát sóng hấp dẫn từ sao neutron

Các nhà khoa học có thể phát hiện ra một loại sóng hấp dẫn mới được tạo ra từ sự va chạm của hai ngôi sao neutron.

Cả ba lần phát hiện sóng hấp dẫn trước đây đều bắt nguồn từ sự va chạm của các hố đen. J. Craig Wheeler, nhà thiên văn học tại Đại học Texas, Austin, Mỹ, đăng trên trang Twitter hôm 18/8 về khả năng LIGO phát hiện một nguồn phát sóng hấp dẫn hoàn toàn mới, đó là từ vụ va chạm của các sao neutron.

Phát hiện nguồn phát sóng hấp dẫn từ sao neutron
Vụ va chạm của hai sao neutron có thể tạo ra sóng hấp dẫn tương tự như khi hai hố đen sáp nhập với nhau. (Ảnh: New Scientist).

Kính thiên văn Hubble của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đang tiến hành quan sát một cặp sao neutron nằm trong thiên hà NGC 4993, cách Trái Đất 130 triệu năm ánh sáng. Nếu LIGO khảo sát vụ va chạm của hai sao neutron này, nó có thể thu được sóng hấp dẫn mà chúng ta đang tìm kiếm, theoNew Scientist.

Sao neutron có những nét tương đồng với hố đen vì chúng đều hình thành từ phần còn lại của ngôi sao phát nổ. Nhưng sao neutron có khối lượng nhỏ hơn và không bị co lại vào một điểm vô cùng nhỏ như hố đen. Sao neutron là một trong những thiên thể có mật độ đậm đặc nhất trong vũ trụ.

Sao neutron khi va chạm với nhau tạo ra các tín hiệu giống như hố đen va chạm, nhưng chúng yếu hơn và khó bị phát hiện hơn. LIGO từ lâu đã tìm kiếm tín hiệu sóng hấp dẫn từ sao neutron, nhưng vẫn chưa thành công cho đến bây giờ.

Năm 2016, một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đã làm nên lịch sử khi lần đầu tiên phát hiện ra sóng hấp dẫn nhờ sử dụng Trạm quan sát Sóng hấp dẫn bằng tia Laser giao thoa (LIGO), theo Popular Mechanics. Đây là những gợn sóng trong không gian và thời gian được tạo ra bởi sự sáp nhập của hai hố đen cách Trái Đất 1,3 tỷ năm ánh sáng. Tính đến nay, các nhà khoa học mới chỉ ghi nhận thêm ba lần tín hiệu sóng hấp dẫn.

  • Sao Neutron là gì?
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sửng sốt phát hiện hành tinh lùn mới trong Hệ Mặt trời

Sửng sốt phát hiện hành tinh lùn mới trong Hệ Mặt trời

Thêm một hành tinh lùn mới xuất hiện trong Hệ Mặt trời gây xôn xao giới khoa học.

Đăng ngày: 08/10/2017
Siêu bão Mặt Trời gây ra cực quang trên Hành tinh Đỏ

Siêu bão Mặt Trời gây ra cực quang trên Hành tinh Đỏ

Sự kiện xảy ra do một đợt gió Mặt Trời cực mạnh quét qua sao Hỏa, khiến mức độ bức xạ của hành tinh này đạt đến đỉnh điểm.

Đăng ngày: 07/10/2017
Kính Hubble chụp ảnh sao chổi đang hoạt động ở khoảng cách 2,4 tỷ km

Kính Hubble chụp ảnh sao chổi đang hoạt động ở khoảng cách 2,4 tỷ km

Ở khoảng cách 2,4 tỷ km, xa hơn cả quỹ đạo của Sao Thổ, Kính Viễn vọng Không gian Hubble đã chụp được một sao chổi đang hoạt động mạnh mẽ.

Đăng ngày: 07/10/2017
Khoa học vũ trụ: Thứ tự của 8 (hoặc 9) hành tinh trong Hệ Mặt Trời

Khoa học vũ trụ: Thứ tự của 8 (hoặc 9) hành tinh trong Hệ Mặt Trời

Kể từ khi phát hiện ra sao Diêm Vương vào năm 1930, trẻ em đến tuổi đi học sẽ được học về chín hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta.

Đăng ngày: 07/10/2017
Công ty Anh mở dịch vụ rải tro cốt vào vũ trụ

Công ty Anh mở dịch vụ rải tro cốt vào vũ trụ

Hãng Ascension Flights tung ra dịch vụ rải tro cốt sau khi hỏa thiêu lên không gian trong tháng tới, Telegraph hôm 5/10 đưa tin.

Đăng ngày: 06/10/2017
Vi khuẩn trong vũ trụ đang khiến phi hành gia gặp nguy hiểm

Vi khuẩn trong vũ trụ đang khiến phi hành gia gặp nguy hiểm

Vũ trụ là một môi trường vô cùng khắc nghiệt. Và trong điều kiện ấy, vi khuẩn có những hiệu ứng rất khác, và điều này đang khiến các nhà du hành vũ trụ phải lo ngại.

Đăng ngày: 06/10/2017
6 sự kiện quan trọng đánh dấu 60 năm chinh phục vũ trụ của loài người

6 sự kiện quan trọng đánh dấu 60 năm chinh phục vũ trụ của loài người

Hãy cùng điểm lại 6 sự kiện khoa học đánh dấu quá trình nghiên cứu, chinh phục vũ trụ của loài người qua bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 06/10/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News