Phát hiện nhiều bộ xương bị gãy nát của người dân Anh vào thế kỷ 13

Những bộ xương vừa được khai quật từ ba nghĩa địa cho thấy người nghèo ở Cambridge, Anh, đã có cuộc sống vô cùng khắc nghiệt vào thời trung cổ.

Các nhà nghiên cứu đã dùng phương pháp chiếu X quang và nhận thấy rằng người dân lao động gặp nhiều rủi ro bị thương tích thân thể nhiều hơn những người có tiền làm từ thiện.


Các nhà nghiên cứu tìm hiểu các bộ xương mới được khai quật ở ba nghĩa địa ở Cambridge.

Nhóm nghiên cứu của Trường đại học Cambridge cho biết ở một nghĩa địa dành cho người nghèo, những bộ xương có tỷ lệ chấn thương xương là cao nhất. Có đến 44% người lao động được chôn ở đây bị gãy xương, so với 32% ở một nghĩa trang khác của những người có tiền làm từ thiện được chôn cùng với các giáo sĩ.

Còn ở nghĩa địa dành cho người ốm yếu và nghèo khổ thì tỷ lệ thương tích ít hơn, chỉ khoảng 27%.


Nhóm nghiên cứu của Trường đại học Cambridge cho biết, chấn thương xương xảy ra nhiều nhất ở những người nghèo được chôn ở khu nghĩa địa giáo xứ All Saints by the Castle.

Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Jenna Dittma cho biết có những người dành cả ngày dài lao động chân tay cực nhọc. Ở thành phố, đó là những người thợ xây, thợ rèn hoặc các công việc phổ thông khác. Ở nông thôn, họ làm việc từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời mọc với các công việc không kém phần nặng nhọc, như là nghiền xương trên cánh đồng hoặc chăn nuôi gia súc.

Tất cả những khu chôn cất này đều nằm trong địa phận trung tâm thành phố cổ. Có 314 bộ xương, đều được chôn từ khoảng thế kỷ X đến thế kỷ XIV.

Cambridge thời đó cơ bản là một thành phố thuộc tỉnh, có nhiều nghệ nhân, thương gia và nông dân. Vào khoảng giữa thế kỷ XIII, dân số ở đây khoảng 2.500 đến 4.000 người.


Có đến 44% người lao động chôn ở đây có các vết rạn nứt xương, so với 32% ở nghĩa địa dòng Augustinian, nơi chôn những nhà làm từ thiện giàu có cùng với các giáo sĩ.

Trẻ em lên 12 tuổi thường đã bắt đầu làm những công việc như người lớn, vì vậy những đối tượng trẻ hơn đã được loại khỏi nghiên cứu. Tất cả các vết gãy, nứt trên các bộ xương đều được ghi chép lại cẩn thận. Nứt xương xảy ra phổ biến ở các bộ xương của nam giới (40%) nhiều hơn ở nữ giới (26%). Mặc dù người nghèo bị rạn xương nhiều nhất, nhưng thương tích nghiêm trọng lại xảy ra với một thầy dòng được cho là chết trong một tai nạn xe kéo.

Người này được xác định là thầy dòng nhờ vào nơi chôn cất và khóa thắt lưng của ông ta. Tiến sĩ Dittmar cho biết cả hai xương đùi của ông ta đều có vết rạn đến một nửa. Xương đùi là xương lớn nhất trên cơ thể. Cho dù là nguyên nhân gì gây ra vết nứt như vậy thì hẳn phải là rất nghiêm trọng, và có thể chính vì vậy mà ông ta đã chết.


Tất cả các nghĩa địa này đều nằm trong trung tâm thành phố lịch sử, và 314 bộ xương đều có tuổi từ khoảng thế kỷ X đến thế kỷ XIV.

Ngày nay, các bác sĩ có thể thấy thương tích như vậy ở những người bị tai nạn giao thông. Vì thế, phỏng đoán dễ nhất là ông ta đã gặp tai nạn từ xe kéo, có thể là một con ngựa đã lồng lên và xe ngựa đã đâm vào ông ta.

Một thầy dòng khác có các vết nứt trên xương cánh tay và chấn thương kín trên hộp sọ, có thể do một người khác gây ra. Một bộ xương phụ nữ ở nghĩa địa người nghèo có những dấu hiệu của bạo lực gia đình. Xương sườn, xương hàm và xương sống có những vết nứt đã lành trước khi bà ta chết.


Mặc dù người nghèo bị gãy xương nhiều nhất, nhưng thương tích nặng nhất được tìm thấy trên xương của một thày dòng được cho là chết do tai nạn xe kéo.

Nghĩa địa này thời đó ở gần khu vực tiếp giáp giữa nông thôn và thành thị. Rất có thể đàn ông cày ruộng do trâu, bò kéo trên cánh đồng hoặc khuân vác các khối đá, dầm gỗ phục vụ xây dựng ở thành phố. Rất nhiều phụ nữ ở đây cũng phải làm công việc nặng nhọc như chăn gia súc, làm đồng bên cạnh việc nhà.

Những dấu vết như vậy khó có thể tìm thấy ở những thời kỳ lịch sử khác. Tuy nhiên, ở vào thời trung cổ ở vùng đất này thì chấn thương nghiêm trọng như vậy rất phổ biến. Những người sống dưới đáy xã hội có cuộc sống vất vả nhất, nhưng nhìn chung cuộc sống là vất vả với tất cả mọi người khi đó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khủng long có họ với... gà?

Khủng long có họ với... gà?

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Đăng ngày: 07/02/2025
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 02/02/2025
Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Đăng ngày: 01/02/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 21/01/2025
Những điều nhầm tưởng về khủng long

Những điều nhầm tưởng về khủng long

Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Đăng ngày: 21/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News