Phát hiện nhôm xung quanh một ngôi sao mới nhờ kính viễn vọng ALMA

Dấu vết của nhôm từng được tìm thấy trong các thiên thạch được coi là một trong những vật thể rắn có tuổi đời lâu nhất trong Hệ Mặt Trời, nhưng tới nay giới khoa học vẫn chưa liên hệ được quá trình hình thành và tiến triển của chúng với các quá trình hình thành của hành tinh và sao.

Trong một kết luận được trích đăng trên tạp chí chuyên đề vật lý vũ trụ “The Astrophysical Journal Lettersel”, nhóm nghiên cứu làm việc tại ALMA khẳng định “chính vì vậy, phát hiện này là một cơ hội lớn để nghiên cứu quá trình hình thành ban đầu của các thiên thạch và các hành tinh như Trái Đất”.

Phát hiện nhôm xung quanh một ngôi sao mới nhờ kính viễn vọng ALMA
Ăng ten của siêu kính viễn vọng ALMA tại khu vực Chajnantor, hoang mạc Atacama, cách Santiago, Chile, 1500km về phía bắc. (Ảnh: AFP/ TTXVN).

Văn bản này giải thích rằng các ngôi sao được bao quanh bởi các đĩa khí, và một phần trong số đó sẽ “đông đặc” lại và hình hành các hạt bụi vũ trụ mà theo thời gian sẽ kết dính lại với nhau để tạo thành các vật thể lớn hơn, từ thiên thạch, bán hành tinh và cuối cùng là các hành tinh. Nắm được hiểu biết về quá trình hình thành các vật thể rắn ban đầu này là bước nền tảng để hiểu được toàn bộ quá trình sau đó.

Giáo sư Shogo Tachibana, thuộc Đại học Tokyo và Cơ quan Thăm dò Không gian Nhật Bản (JAXA), cùng các đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu thu thập được qua siêu kính viễn vọng tại ALMA về ngôi sao non khổng lồ mang ký hiệu Orion KL Source I và phát hiện những phát xạ đặc trưng của phân tử ôxít nhôm.

Giáo sư Tachibana cho biết: “Ôxít nhôm đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành các vật chất cổ xưa nhất của Hệ Mặt Trời. Phát hiện của chúng tôi sẽ giúp hiểu được sự tiến hóa của vật chất trong thời kỳ khởi đầu của Hệ Mặt Trời”.

Theo kế hoạch, nhóm nghiên cứu sẽ quan sát thêm các sao non khác để tìm kiếm sự hiện diện của ôxít nhôm. Việc phối hợp các kết quả quan sát này với những dữ liệu thu được từ các thiên thạch và mẫu vật từ các nhiệm vụ ngoài không gian như Hayabusa 2 của JAXA, Giáo sư Tachinaba tin tưởng sẽ có được thông tin cơ bản về việc hình thành và tiến hóa của Hệ Mặt Trời và các hệ hành tinh khác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các phi hành gia ăn gì ngoài không gian?

Các phi hành gia ăn gì ngoài không gian?

Các loại thực phẩm khi gửi lên không gian đa số sẽ được sấy khô, sau đó trải qua quá trình gọi là tái thủy hóa rehydration.

Đăng ngày: 18/05/2019
Phi hành gia đã để lại hàng đống phân trên Mặt Trăng và chúng ta sẽ phải mang nó về

Phi hành gia đã để lại hàng đống phân trên Mặt Trăng và chúng ta sẽ phải mang nó về

Bên trong những túi đựng phân, cả một bầu trời kiến thức đang đợi nhân loại khám phá. Mục tiêu sứ mệnh Mặt Trăng tiếp theo sẽ PHẢI có phần "mang phân về Trái Đất để nghiên cứu".

Đăng ngày: 18/05/2019
Ông chủ Amazon công bố kế hoạch bí mật xây căn cứ vũ trụ cho cả nghìn tỉ người

Ông chủ Amazon công bố kế hoạch bí mật xây căn cứ vũ trụ cho cả nghìn tỉ người

Căn cứ sẽ tạo ra một môi trường tự cung tự cấp hoàn hảo. Khí hậu sẽ luôn ổn định: không mưa, không bão, không quá nóng hay quá lạnh. Và chắc chắn, tất cả đều muốn lên đó sinh sống.

Đăng ngày: 17/05/2019
Vết tích cú hạ cánh thảm hại của tàu vũ trụ Israel trên Mặt trăng

Vết tích cú hạ cánh thảm hại của tàu vũ trụ Israel trên Mặt trăng

NASA vừa công bố hình ảnh về khu vực hạ cánh của tàu vũ trụ Beresheet, Israel hơn 1 tháng sau khi nó đáp xuống Mặt Trăng thất bại.

Đăng ngày: 17/05/2019
Tàu thám hiểm Thỏ Ngọc của Trung Quốc chấm dứt câu hỏi 60 năm về Mặt Trăng

Tàu thám hiểm Thỏ Ngọc của Trung Quốc chấm dứt câu hỏi 60 năm về Mặt Trăng

Xe tự hành Yutu (Thỏ Ngọc), đã có phát hiện mang tính đột phá khi chứng minh điều các nhà khoa học đã từng dự đoán trong hàng thập kỷ, rằng Mặt Trăng có lớp phủ giống như Trái Đất.

Đăng ngày: 17/05/2019

"Lỗ đen trên trời" hút hết đại dương của hàng xóm Trái đất?

Một cái lỗ khổng lồ có thể đã xuất hiện 2 năm một lần trên bầu khí quyển Sao Hỏa, hút toàn bộ đại dương của nó ném ra ngoài không gian.

Đăng ngày: 16/05/2019
Đặt tên tiểu hành tinh theo niên hiệu triều đại mới ở “đất nước mặt trời mọc”

Đặt tên tiểu hành tinh theo niên hiệu triều đại mới ở “đất nước mặt trời mọc”

Nhà thiên văn học Tsutomu Seki sống ở thành phố Kochi, Nhật Bản đã quyết định đặt tên cho một tiểu hành tinh mà ông tìm thấy cách đây 3 thập kỷ là “Reiwa” – trùng với niên hiệu triều đại mới của đất nước này.

Đăng ngày: 16/05/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News