Phát hiện Nikel trong thiên thạch rơi ở Nga
Các nhà khoa học đã thu được những số liệu đầu tiên về thành phần hóa học của thiên thạch, rơi xuống khu vực Chelyabinsk. Việc phân tích cho thấy nó chứa một lượng lớn các hợp chất của sắt và nikel.
Việc phân tích thành phần hóa học của các mảnh thiên thạch được thực hiện tại Viện Địa chất và Khoáng sản thuộc Phân viện Hàn lâm khoa học Novosibirsk. Kết quả vừa được công bố bởi tren trang web chính thức của Phân Viện Hàn lâm.
Thành phần các mảnh thiên thạch rơi tại Nga chứa một lượng lớn hợp chất của sắt và Nikel.
Những mảnh thiên thạch đó tìm thấy một cách tình cờ tại vùng bị “mưa thiên thạch”, do hai nữ giáo viên mang đến giao cho các nhà khoa học của viện. Các chuyên gia đã phân tích trên kính hiển vi điện tử quét và máy quang phổ kế sắc ký khối. Theo kết quả nghiên cứu, hợp chất trong thiên thạch chủ yếu ở dưới dạng khoáng silicat là olivin và ortopyrocen, với tạp chất là sunfua sắt và nikel.
Các mảnh thiên thạch cũng khác nhau về thành phần khoáng. Một mảnh chủ yếu là thuỷ tinh silicat và mảnh thứ hai là khoáng plagioclaz. Điều này chứng tỏ rằng chính các thiên thạch không phải là một khối đồng nhất. Tuổi của thiên thạch được xác định là 4 tỷ năm. Các nhà khoa học hy vọng rằng công trình nghiên cứu của mình sẽ làm sáng tỏ các giai đoạn tiến hoá đầu tiên của Hệ Mặt trời.
Theo số liệu của một công trình nghiên cứu khác tiến hành tại Phòng thí nghiệm Thiên thạch học thuộc Viện Hoá học địa chất và Hoá học phân tích mang tên Vernadsky, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga, nơi thu được những mảnh thiên thạch lớn hơn, so với mẫu vật phân tích tại Viện Địa chất và khoáng sản thì thấy trên bề mặt các mẫu tại Chelyabinsk có nhiều vết xước hơn. Điều đó chứng tỏ rằng những mảnh thiên thạch này trước khi rơi xuống đất đã va chạm vào nhiều mảnh khác nên bị vỡ thành nhiều mảnh nhỏ hơn.
Trường hợp lượm được một mảnh có khối lượng trên 1kg là điều rất hãn hữu. Hiện các cơ quan khoa học đang thu mua lại những thiên thạch mà người dân đã bán ra khá nhiều để sửa chữa nhà của mình bị hư hỏng do tiếng nổ quá mạnh vào ngày 15/2.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
