Phát hiện núi lửa đang hoạt động dưới đáy hồ sâu nhất thế giới

Máy quay video gắn trên robot tự động dưới nước đã ghi lại cảnh các vết nứt liên quan đến núi lửa gần một đứt gãy có khả năng hoạt động dưới lòng hồ Baikal, Siberia.

Một robot được triển khai dưới đáy hồ Baikal của Siberia đã ghi lại cảnh các vết nứt và biến dạng do núi lửa bùn chưa được biết đến trước đây gây ra. Robot đã phát hiện ra những vết nứt để lại do bùn phun trào ở độ sâu từ 100 đến 165 m ở hai địa điểm – Vịnh Malaya Kosa và Vịnh Goryachinskaya – dọc theo bờ phía tây bắc của hồ.

Phát hiện núi lửa đang hoạt động dưới đáy hồ sâu nhất thế giới
Những mảnh vỡ của một ngọn núi lửa bùn được chụp ở độ sâu 130m ở Vịnh Goryachinskaya của hồ Baikal. (Ảnh: Lunina và cộng sự)

Mặc dù các nhà khoa học đã biết hồ Baikal chứa đựng những ngọn núi lửa bùn, nhưng phát hiện mới nhất nằm gần một vùng đứt gãy được gọi là Severobaikalsk, hay đứt gãy Bắc Baikal, nằm dọc theo hồ. Dấu hiệu của những vụ phun trào gần đây ở đáy hồ có thể cho thấy đường đứt gãy đang hoạt động.

Núi lửa bùn là biểu hiện bề mặt của các quá trình địa chất sâu hơn và được hình thành do bùn và khí phun trào từ bên dưới. Theo Oksana Lunina, nhà địa chất cấu trúc và nhà nghiên cứu chính tại Viện Vỏ Trái đất ở nhánh Siberia của Siberia, Viện Hàn lâm Khoa học Nga (SBRAS), các miệng hố dọc theo bờ phía tây bắc hồ Baikal đánh dấu các vết nứt chạy song song với đứt gãy Severobaikalsk và cho thấy đường đứt gãy này còn tồn tại.

Nhà địa chất Lunina cho biết: “Tại vùng trũng Bắc Baikal, nơi bị giới hạn bởi đứt gãy này, đã từng xảy ra các trận động đất mạnh trong quá khứ”.

Hai địa điểm nơi các nhà nghiên cứu triển khai robot hoặc phương tiện tự động dưới nước (AUV), cho thấy các lớp đá bị nứt nẻ mạnh được bao phủ bởi đất sét, trầm tích mềm và trầm tích phun trào.

Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 10 năm 2023 trên tạp chí Doklady, ở vị trí cực bắc của Vịnh Goryachinskaya, nơi đoạn phim được quay, các miệng núi lửa sâu khoảng 130m) đang tràn ngập một "khối bùn", cho thấy một vụ phun trào đã xảy ra gần đây.

Nằm nép mình trong vùng Siberia hoang dã là hồ Baikal rộng lớn, có hình thù giống như một chiếc lưỡi liềm khổng lồ.

Đây là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới. Đáy hồ có điểm nằm ở độ sâu lên tới 1.642m. Đồng thời hồ có trữ lượng nước ngọt lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 20% trữ lượng nước ngọt trên toàn thế giới. Theo tính toán, lượng nước này đủ dùng cho cả nhân loại trong vòng 40 năm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những vòng tròn khói bay lên từ đỉnh núi khiến ai cũng tò mò, sự thật là gì?

Những vòng tròn khói bay lên từ đỉnh núi khiến ai cũng tò mò, sự thật là gì?

Nhiều người đã rất bất ngờ khi nhìn thấy và ghi lại được hình ảnh những vòng tròn khói tròn xoe bay từ đỉnh một ngọn núi lên cao trên bầu trời.

Đăng ngày: 09/04/2024
Có một thành phố yêu quý linh cẩu như thú cưng

Có một thành phố yêu quý linh cẩu như thú cưng

Ở một thành phố cổ đại phía đông Ethiopia, người dân cho bầy linh cẩu ăn, đổi lại chúng giúp họ dọn sạch đường phố và xua đuổi ma quỷ.

Đăng ngày: 09/04/2024
Chuyến bay ngắm nhật thực dài nhất trong lịch sử

Chuyến bay ngắm nhật thực dài nhất trong lịch sử

Năm 1973, các nhà khoa học sử dụng máy bay siêu thanh Concorde để kéo dài thời gian quan sát nhật thực lên 74 phút khi bay nhanh gần bằng bóng Mặt trăng di chuyển qua Trái đất.

Đăng ngày: 08/04/2024
Nơi nào trên Trái đất chứng kiến nhiều nhật thực nhất?

Nơi nào trên Trái đất chứng kiến nhiều nhật thực nhất?

Dựa vào dữ liệu nhật thực trong 15.000 năm, các nhà khoa học đã tìm ra nơi trên Trái Đất có tỷ lệ cao nhất diễn ra hiện tượng này.

Đăng ngày: 08/04/2024
Đánh thức siêu năng lực của riêng mình: Khoa học hay viễn tưởng?

Đánh thức siêu năng lực của riêng mình: Khoa học hay viễn tưởng?

Nhờ di truyền hoặc thông qua quá trình rèn luyện, ngay cả những người bình thường cũng có thể phát triển những siêu năng lực.

Đăng ngày: 07/04/2024
Đồng hồ nguyên tử chỉ sai một giây sau gần 40 tỷ năm

Đồng hồ nguyên tử chỉ sai một giây sau gần 40 tỷ năm

Chiếc đồng hồ mạng tinh thể nguyên tử mới phá kỷ lục về độ chính xác khi chỉ lệch một giây sau 39,15 tỷ năm.

Đăng ngày: 07/04/2024
Những dự đoán đáng chú ý về thế giới năm 2040

Những dự đoán đáng chú ý về thế giới năm 2040

Thông tin trở thành nguồn vốn mới; quốc gia, tổ chức hay cá nhân nào tạo ra, sở hữu nhiều thông tin chất lượng cao hơn thì sẽ đóng vai trò lớn hơn trong tương lai

Đăng ngày: 07/04/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News