Phát hiện núi ngầm dưới biển cao gấp đôi tháp Burj Khalifa

Các nhà khoa học tìm thấy ngọn núi khổng lồ dưới Thái Bình Dương với chiều cao khoảng 1.600 m, gấp đôi Burj Khalifa, tòa nhà cao nhất thế giới.

Ngọn núi ngầm cao 1.600m so với đáy biển và nằm ở độ sâu khoảng 4.000 m dưới mực nước biển. Các chuyên gia phát hiện nó trong chuyến thám hiểm do Viện Đại dương Schmidt (SOI) tiến hành ở vùng biển quốc tế, cách vùng đặc quyền kinh tế của Guatemala 135km.


Ngọn núi ngầm cao 1.600m dưới đáy Thái Bình Dương. (Ảnh: SOI).

Núi ngầm là những ngọn núi dưới nước với các sườn dốc nhô lên từ đáy đại dương, theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA). Đa số núi ngầm là tàn tích của các núi lửa đã tắt và thường có hình nón. Núi ngầm hiện diện ở mọi bồn trũng đại dương trên thế giới, nhưng giới chuyên gia không rõ chính xác số lượng. Số núi ngầm cao ít nhất 1.000m được cho là nhiều hơn 100.000. Nhưng đến nay, các nhà khoa học mới chỉ phát hiện một phần nhỏ trong số đó.

Núi ngầm mới được đoàn thám hiểm SOI quan sát bằng cách sử dụng Máy đo hồi âm đa tia EM124 trên tàu nghiên cứu Falkor (too). Thiết bị này có khả năng lập bản đồ đáy biển với độ phân giải cao.

Sau khi máy đo hồi âm phát hiện núi ngầm, một chuyên gia trên tàu đã xác nhận cấu trúc này chưa có trong bất cứ cơ sở dữ liệu đáy biển nào. Dữ liệu cho thấy ngọn núi có diện tích hơn 13km2. "Việc một núi ngầm cao hơn 1,5km giấu mình dưới những con sóng đến tận bây giờ cho thấy, vẫn còn rất nhiều điều mà chúng ta chưa khám phá", Jyotika Virmani, giám đốc điều hành tại SOI, cho biết.

Núi ngầm là những "điểm nóng" về đa dạng sinh học, cung cấp bề mặt cho các sinh vật như san hô biển sâu, bọt biển và nhiều loài động vật không xương sống định cư và phát triển. Những sinh vật này lại tiếp tục cung cấp thức ăn cho động vật khác. Hệ sinh thái núi ngầm thường là nơi cư trú của những loài độc nhất vô nhị, chỉ được tìm thấy ở một địa điểm duy nhất. Lập bản đồ và khám phá những khu vực chưa biết dưới đáy biển là yếu tố then chốt giúp giới khoa học hiểu rõ Trái Đất hơn.

SOI là một đối tác trong chương trình Seabed 2030 với mục tiêu lập bản đồ toàn bộ đáy biển vào năm 2030. Hiện tại, tình trạng thiếu bản đồ chi tiết của phần lớn đáy biển gây khó khăn cho việc điều hướng tàu thuyền an toàn, quản lý tài nguyên biển một cách bền vững và bảo vệ các cộng đồng ven biển.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những bãi biển nguy hiểm nhất thế giới

Những bãi biển nguy hiểm nhất thế giới

Phần lớn du khách đều muốn đi biển vào mùa hè, nhưng nhiều bãi biển tiềm ẩn những nguy hiểm chết người.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Đăng ngày: 22/06/2025
Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Đăng ngày: 22/06/2025
Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn

Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Đăng ngày: 22/06/2025
Sự thật đằng sau việc cho cá voi trắng ăn đá viên là gì?

Sự thật đằng sau việc cho cá voi trắng ăn đá viên là gì?

Trong mùa hè thiêu đốt này, có lẽ bạn đang nghĩ ra nhiều cách khác nhau để giải nhiệt. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc tại sao chúng ta thường thấy người ta cho cá voi beluga ăn đá viên không?

Đăng ngày: 21/06/2025
Sự thật đau lòng đằng sau khuyến cáo ngừng ăn tôm hùm Mỹ

Sự thật đau lòng đằng sau khuyến cáo ngừng ăn tôm hùm Mỹ

Nhiều doanh nghiệp tôm phẫn nộ khi cơ quan bảo tồn ở đất nước cờ hoa khuyến cáo người dân ngừng ăn tôm hùm Mỹ, do hoạt động đánh bắt loài này gây nguy hại đến cá voi trơn.

Đăng ngày: 14/06/2025
Dòng đối lưu Đại Tây Dương sắp sụp đổ,

Dòng đối lưu Đại Tây Dương sắp sụp đổ, "quả bom thời tiết" sẽ nổ khắp thế giới?

Biến đổi khí hậu đang làm chậm các dòng đối lưu mang nước ấm từ vùng nhiệt đới lên phía Bắc Đại Tây Dương và sẽ khiến hệ thống này sụp đổ hoàn toàn.

Đăng ngày: 14/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News