Vén bức màn bí ẩn về các dãy núi lửa ngầm dưới đáy Biển San Hô
Các nhà khoa học có nhiệm vụ thu thập dữ liệu và các mẫu vật dưới đáy biển để xác định thời điểm hình thành các ngọn núi lửa lớn này và tìm hiểu xem liệu các núi lửa này còn hoạt động hay không.
Ngày 7/8, một số nhóm nhà khoa học đến từ Australia và Scotland đã ra khơi trên con tàu thám hiểm mang tên Investigator, bắt đầu chuyến hành trình khám phá hai dãy núi lửa ngầm dưới đáy Biển San Hô (Coral Sea), biển ven lục địa ở ngoài bờ Đông Bắc Australia.
Rời thành phố Cairns ở miền Bắc Australia, nhiệm vụ trọng tâm của các nhà khoa học trên tàu Investigator, thuộc Viện nghiên cứu Biển và Nam cực (IMAS), là thu thập dữ liệu và các mẫu vật dưới đáy biển để xác định thời điểm hình thành các ngọn núi lửa lớn này và tìm hiểu xem liệu các núi lửa này còn hoạt động hay không.
Các nhà khoa học sẽ khám phá hai dãy núi lửa ngầm dưới đáy Biển San Hô. (Nguồn: abc.net.au).
Ngoài ra, một nhóm nhà khoa học khác sẽ tiến hành nghiên cứu đời sống của các loài chim biển phong phú tại vùng biển rộng lớn này.
Người đứng đầu sứ mệnh của tàu Investigator trong chuyến đi lần này, phó giáo sư Joanne Whitaker tại IMAS, cho biết các điểm nóng núi lửa dưới đáy biển đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của khu vực Biển San Hô nằm giữa Australia, Papua New Guinea, Quần đảo Solomon và New Caledonia.
Tuy nhiên, giới khoa học hiện vẫn chưa hiểu rõ thời gian, phạm vi và lịch sử hình thành của những điểm nóng núi lửa mà được cho là đã đưa các vật liệu núi lửa lên bề mặt, định hình nên mảng kiến tạo địa tầng Australia.
Dữ liệu được thu thập cũng sẽ giúp các nhà khoa học củng cố các giả thuyết về độ tuổi và sự phát triển của đáy biển, phạm vi của lớp vỏ lục địa, và các dãy núi ngầm dài và song song dưới biển được hình thành khi Australia dịch chuyển về phía Bắc bên trên các điểm nóng núi lửa này.
Theo phó giáo sư Whittaker, việc thăm dò và vén màn bí ẩn của đáy biển cũng sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về môi trường sống của các loài sinh vật tại khu vực cũng là nơi tọa lạc của Công viên Hải dương Biển San Hô của Australia.
Bên cạnh đó, việc thu thập dữ liệu về các loài chim biển mà các nhà khoa học quan sát trong chuyến thám hiểm này cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập các kế hoạch quản lý môi trường biển ở Australia trong tương lai.
Dự kiến, tàu nghiên cứu Investigator sẽ trở về thành phố Brisbane vào ngày 3/9.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông
Những con cá quả thông "vũ trang" bản thân như những xe bọc thép hầm hố, là sinh vật gây thích thú có ở vùng biển Đông. Loài cá này yêu cầu ngặt nghèo về điều kiện sống.

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi
Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực
Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.
