Phát hiện núi san hô cao gấp rưỡi tháp Eiffel

Các nhà sinh vật học tìm thấy một núi san hô hình chóp khổng lồ ở Great Barrie Reef, ngoài khơi bờ biển Cape York của Australia.

Cấu trúc san hô mới được phát hiện vào hôm 20/10 bởi các thành viên trên con tàu nghiên cứu Falkor trong dự án thám hiểm kéo dài 12 tháng tại vùng biển xung quanh Australia.


Mô phỏng 3D núi san hô cao 500m ngoài khơi Cape York. (Video: Viện Đại dương Schmidt).

Với chiều cao lên tới 500 m, nó hùng vĩ hơn nhiều so với loạt công trình chọc trời trên Trái đất như tháp đôi Petronas (452 m), tòa nhà Empire State (373 m), tháp Eiffel (324 m), tòa nhà Shard (310 m), hay tháp Tanjong Pagar (284 m).

"Chúng tôi rất kinh ngạc và phấn khích khi tìm thấy cấu trúc này", Tiến sĩ Robin Beaman của Đại học James Cook của Australia, tác giả chính của nghiên cứu, nhấn mạnh. Đây là núi san hô với phần chóp dẹt đầu tiên được khám phá trên thế giới trong vòng 120 năm qua.

Núi san hô được hình thành từ sự phát triển của nhiều thế hệ san hô kế tiếp. Trong đó, thế hệ đầu tiên gắn vào nền đá dưới đáy biển tạo thành nền móng. Những thế hệ tiếp theo lần lượt phát triển phía trên và qua hàng nghìn năm, hình thành cấu trúc khổng lồ như chúng ta thấy ngày nay.

Phát hiện núi san hô cao gấp rưỡi tháp Eiffel
So sánh chiều cao của núi san hô với một số công trình chọc trời trên Trái đất. (Ảnh: Leo Delauncey).

Năm ngày sau khi phát hiện, nhóm nghiên cứu đã sử dụng thiết bị lặn sâu không người lái SuBastian của Viện Đại dương Schmidt để thực hiện các khám phá về núi san hô mới. Những cảnh quay độ phân giải cao mà thiết bị ghi lại được cho phép các nhà khoa học có cái nhìn trực quan và lập bản đồ 3D chi tiết về cấu trúc khổng lồ này.

"Việc tìm thấy một chóp san hô mới cao tới nửa km ở ngoài khơi Cape York cho thấy rạn san hô lớn nhất thế giới Great Barrier Reef - được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1981 - vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được khám phá, thôi thúc chúng tôi tiếp tục tìm kiếm những điều mới mẻ dưới đại dương", Giám đốc điều hành Viện Đại dương Schmidt Jyotika Virmani chia sẻ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Clip: Xem bạch tuộc cái ấp nở hàng trăm quả trứng

Clip: Xem bạch tuộc cái ấp nở hàng trăm quả trứng

Sau khi đẻ trứng, bạch tuộc cái sẽ ở với trứng của nó cho đến khi con non cuối cùng nở ra.

Đăng ngày: 27/10/2020
Cá mập hai đầu cực hiếm sa lưới ngư dân

Cá mập hai đầu cực hiếm sa lưới ngư dân

Ngư dân không nghĩ rằng con cá mập mà ông vừa bắt được là một sinh vật cực kỳ quý hiếm nên chỉ chụp một vài bức ảnh con cá rồi thả nó trở lại biển.

Đăng ngày: 20/10/2020
Cá nóc có thể xây những vòng tròn bí ẩn ngoài khơi Australia

Cá nóc có thể xây những vòng tròn bí ẩn ngoài khơi Australia

Các nhà khoa học phát hiện hàng chục vòng tròn ngoài khơi bang Western Australia tương tự tổ của cá nóc chuột vân bụng ở vùng biển Nhật Bản cách đó 5.500 m.

Đăng ngày: 17/10/2020
Lần đầu các nhà khoa học phát hiện cá mập bạch thể

Lần đầu các nhà khoa học phát hiện cá mập bạch thể

Cần thủ Jason Gillespie bắt được một con cá mập bạch thể với toàn thân trắng muốt ở vùng biển phía nam nước Anh.

Đăng ngày: 07/10/2020
Video: Quay được loài sứa trứng rán hiếm gặp

Video: Quay được loài sứa trứng rán hiếm gặp

Sứa không nằm trong số những sinh vật được mô tả là có vẻ ngoài khơi dậy sự thèm ăn của con người.

Đăng ngày: 07/10/2020

"Rợn người" cách để siêu cá mập Megalodon có thể dài tới hơn 18 mét

Các nhà khoa học khẳng định, cá mập Megalodon có thể đạt kích cỡ khổng lồ và hung dữ như vậy là bởi hành vi ăn thịt đồng loại từ trong bụng mẹ.

Đăng ngày: 06/10/2020
Bắt được cá mập trắng hơn 50 tuổi nặng gần 1.600kg

Bắt được cá mập trắng hơn 50 tuổi nặng gần 1.600kg

Con cá mập trắng cái dài 5,2 m được bắt để đeo thẻ theo dõi trong chuyến thám hiểm khoa học ở vùng biển ngoài khơi Canada.

Đăng ngày: 06/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News