Phát hiện tới 5.000 bào thai hải cẩu ở bờ biển Namibia
Một số lượng lớn bào thai hải cẩu đã được tìm thấy dọc theo bờ biển Namibia. Các nhà khoa học đang tìm hiểu lý do vì lo ngại chu kỳ sinh sản của loài sẽ bị gián đoạn.
Chuyên gia Naude Dreyer của tổ chức bảo tồn phi lợi nhuận Ocean Conservation Namibia (OCN) đã phát hiện điều bất thường này khi điều khiển drone qua khu vực hải cẩu Pelican Point thuộc Vịnh Walvis ở Namibia hôm 5/10 và đếm được hàng trăm bào thai.
“Điều này thật bi thảm vì số bào thai chiếm một phần lớn lượng hải cẩu lông nâu sắp chào đời, dự kiến vào cuối tháng 11”, tổ chức ONC đăng trên Twitter hôm 14/10.
Hải cẩu lông nâu, hay hải cẩu Nam Phi chủ yếu sinh sống dọc theo bờ biển Namibia và Nam Phi. Con cái thường đẻ con vào tháng 11 và 12. Nhưng khi thiếu thức ăn, chúng thường bỏ con non hoặc bào thai, theo Guardian.
Xác các bào thai hải cẩu lông nâu ở Pelican Point, Namibia. (Ảnh: Ocean Conservation Namibia).
Tiến sĩ Tess Gridley từ Đại học Stellenbosch (Nam Phi), nằm trong nhóm nghiên cứu, cho biết xác hải cẩu non thường được tìm thấy vào thời điểm này trong năm nhưng không phải ở quy mô lớn như thế này.
Anh Dreyer bắt đầu chú ý đến các bào thai vào tháng 8 và dần trở nên lo ngại khi tìm thấy hàng trăm bào thai vào một ngày trong tháng 10. Ước tính khoảng 150 bào thai hải cẩu cũng đã được tìm thấy ở khu bảo tồn hải cẩu Cape Cross, xa hơn về phía bắc.
Tổng cộng, họ phát hiện khoảng 5.000 con hải cầu non chết, dù ông Gridley cho rằng rất khó để chắc chắn vì nhiều xác đã bị ăn thịt, có thể do chó rừng lưng đen.
“Chúng tôi lo lắng cho cả những con non và con cái trưởng thành. Nhiều xác được nhìn thấy ở Pelican Point và phía bắc, cho thấy quy mô của hiện tượng này”.
“Điều này có thể làm gián đoạn chu kỳ sinh sản bình thường tại khu vực. Thông thường, mỗi con cái sẽ sinh một con mỗi năm và nhanh chóng giao phối với con đực. Với những con bỏ thai, chúng có thể động dục sớm hơn nhưng những con đực có thể chưa sẵn sàng để giao phối. Hơn nữa, những con cái rất gầy và có thể không đủ sức khỏe để sinh sản”, bà Gridley giải thích.
Thiếu thức ăn, bệnh tật và chất độc đều có thể là nguyên nhân, nhưng vẫn chưa đủ dữ liệu để xác nhận tận gốc vấn đề, bà nói thêm.
Tiến sĩ Brett Gardner, một bác sĩ thú y, nhận định: “Nếu không nhận thức được mức độ hoặc nguyên nhân có nghĩa chúng tôi không biết thảm họa chết chóc nào sẽ lặp lại trong tương lai”.
Các nhà khoa học đang thu thập dữ liệu để phân tích, tiếp tục sử dụng máy bay không người lái để đếm xác và thu thập các mẫu sinh học để xác định nguyên nhân. Họ cũng đã yêu cầu các nhà chức trách giám sát các khu vực hải cẩu lông nâu khác để nâng cao cảnh giác.

"Tứ đại quốc khuyển" của Việt Nam gồm những giống chó quý hiếm nào?
Việt Nam có bốn giống chó nội được gọi là tứ đại quốc khuyển gồm chó Bắc Hà, chó lài, chó HMông cộc đuôi và chó Phú Quốc.

Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới
Một số vụ chó pitbull cắn chết người trong thời gian gần đây đã khiến dư luận vô cùng hoảng sợ. Tuy nhiên, đây không phải giống chó duy nhất nguy hiểm trên thế giới.

Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?
Bắt được con cá sủ vàng, ngư dân đó sẽ thu khoản lời lên đến hàng trăm triệu, vì vậy chúng được người đi biển gọi là "cục vàng biết bơi" hay "lộc trời của Việt Nam".

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Loài vật có khả năng khiến Trái đất rung chuyển khi làm "chuyện ấy"
Theo một nghiên cứu mới đây thì hóa ra mỗi khi đến thời điểm làm "chuyện ấy", chúng thực sự đã khiến toàn bộ Trái đất rung chuyển.

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?
Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.
