Phát hiện protein B2M tích tụ trong máu liên quan tới suy giảm trí nhớ
Theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Y học Tự nhiên (Nature Medicine) ngày 6/7, phân tử protein có tên là B2M tích tụ trong máu qua thời gian và tuổi tác có thể liên quan đến việc gây suy giảm trí tuệ ở người.
Protein B2M tích tụ trong máu gây suy giảm trí nhớ
B2M, một dạng protein liên quan tới hệ miễn dịch, chủ yếu tích tụ dầy đặc trong máu và dịch não tủy của những người có tuổi.
(Nguồn: AFP)
Thông qua nghiên cứu trên chuột bạch ở phòng thí nghiệm, các nhà khoa học thuộc Đại học California ở San Francisco của Mỹ, nhận thấy việc ngăn chặn gia tăng số lượng phân tử B2M giúp tăng khả năng nhận thức và ghi nhớ các sự việc.
Nhà khoa học Saul Villeda, một trong những tác giả của công trình nghiên cứu cho biết phát hiện nói trên giúp xác định 2 cách làm đảo ngược đáng kể tình trạng suy giảm trí nhớ do tuổi tác.
Một là bổ sung các phân tử trẻ hóa trong máu và hai là ngăn chặn sự gia tăng của các phân tử lão hóa như B2M.
Hồi năm ngoái, nhà khoa học Villeda từng tham gia một nghiên cứu khác và phát hiện ra rằng việc tiêm máu của những con chuột chưa trưởng thành sẽ giúp tăng khả năng nhận thức và ghi nhớ của những con chuột già.
Những con chuột lớn tuổi sau khi tiêm máu của những con chuột khỏe mạnh đều trở nên nhanh nhẹn và có trí nhớ tốt hơn. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, nhóm nghiên cứu chưa giải thích được nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này.
Qua nghiên cứu thứ hai, nhóm nghiên cứu lần này cho rằng B2M có thể giúp lý giải tại sao máu của những con chuột non có thể làm tăng khả năng ghi nhớ. Đó là bởi việc tiêm B2M làm giảm khả năng nhận thức, trí nhớ và sự phát triển các neuron thần kinh của chuột thí nghiệm và khi dừng tiêm loại protein này, ngay lập tức cho kết quả trái ngược.
Theo kế hoạch, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục triển khai bước tiếp theo đó là phát triển một phân tử mới hoặc có thể ngăn chặn sự phát triển của protein B2M hoặc giúp đào thải protein này ra khỏi máu của người già.
Tuổi tác có liên quan tới sự suy giảm nhanh chóng chức năng ghi nhớ thông tin và tới sự phục hồi chậm chạp của các neuron thần kinh tiếp nhận thông điệp trong não bộ. Đây cũng là nguy cơ hàng đầu gây ra các bệnh về suy giảm trí nhớ như Alzheimer.
Chính vì vậy, với những phát hiện nêu trên, các nhà khoa học Mỹ hy vọng sẽ sớm tìm ra phương pháp điều trị nhằm giúp phục hồi trí nhớ hiệu quả./.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

20 tác dụng thú vị của chanh tươi
Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết
Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần
Là cây rau quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày, rau cần nước còn là vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh mà ít ai biết.

Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí
Say nắng, say nóng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm...
