Phát hiện "quái vật ăn xương" ở nơi sâu thẳm của Trái đất

Xác 3 con cá sấu đã bị đàn quái vật nhỏ bé dưới đáy đại dương nuốt chửng, cả xương cũng không còn.

Nhóm nghiên cứu từ Hiệp hội hàng hải Các trường đại học Lousiana (Mỹ) đã xác định được một dạng sống bí ẩn ở nơi sâu thẳm của Vịnh Mexico.

Đó là một đàn quái vật nhỏ sống ở nơi sâu hơn 2.000 m, vị trí được coi là "sa mạc thực phẩm" dưới đáy đại dương, với mọi điều kiện sống rất khắc nghiệt. Để tồn tại, chúng đã phát triển khả năng săn tìm và ăn những thứ "khó nuốt" nhất trên Trái đất.

Phát hiện quái vật ăn xương ở nơi sâu thẳm của Trái đất
Con cá sấu còn "nguyện vẹn" nhất cũng chỉ sót lại một số xương phủ đầy những "quái vật" nhỏ bé màu nâu - (ảnh: McClain).

Để thí nghiệm, xác 3 con cá sấu to lớn đã được đưa xuống đáy đại dương. Đàn quái vật đã nhanh chóng nuốt gọn cả 3 cái xác, bao gồm bộ da "thiết giáp" danh tiếng của loài cá sấu. Con thứ nhất chỉ còn vài khúc xương, con thứ 2 đến bộ xương cũng chẳng còn, còn con thứ 3 hoàn toàn "bốc hơi" khỏi những chiếc đai nịt khi chưa kịp đáp xuống đáy biển..

Một đoạn xương còn sót bao phủ thứ như lớp lông màu nâu đã giúp các nhà khoa học xác định quái vật bí ẩn: một loài giun ăn xương chưa từng được biết đến trên thế giới. Chúng là thủ phạm khiến con cá sấu thứ 2 không giữ được mảnh xương nào khi xuống đáy biển. Riêng con cá sấu thứ 3 chưa rõ là do loài giun này quá nguy hiểm hay một con cá mập háu ăn nào đã cướp mất mồi khi nó chưa kịp chạm đáy.

Những quái vật nhỏ tập trung ở các ốc đảo sự sống hiếm hoi dưới đáy vịnh, là nơi các lỗ thông hơi của hệ thống thủy nhiệt. Đây là nơi giải phóng một số hóa chất từ đáy đại dương và cũng là nơi thức ăn trên bề mặt thường rơi xuống, tạo điều kiện tối thiểu cho sự sống tồn tại.

Các quái vật nhỏ này là những sinh vật "đói carbon", và thí nghiệm trên cho thấy chúng rất "dễ tính" và nhanh nhạy trước nguồn thức ăn mới lạ.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học PLUS ONE.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao cá nhà táng không bị mắc bệnh lặn nước?

Tại sao cá nhà táng không bị mắc bệnh lặn nước?

Cá nhà táng được coi là một loài động vật khắp thế giới, có nghĩa là phạm vi của chúng trải rộng trên tất cả hoặc hầu hết thế giới trong các môi trường sống thích hợp.

Đăng ngày: 24/03/2020
Vùng nước ngọt khổng lồ được phát hiện sâu dưới đáy biển

Vùng nước ngọt khổng lồ được phát hiện sâu dưới đáy biển

Một khu bảo tồn nước ngọt hiếm hoi đã được phát hiện ngoài khơi bờ biển phía Nam của New Zealand, đây là nơi có thể giúp chống lại hạn hán cũng như giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 24/03/2020
Tưởng rong biển mắc lưỡi câu, hóa ra sinh vật biển kỳ dị có nọc cực độc

Tưởng rong biển mắc lưỡi câu, hóa ra sinh vật biển kỳ dị có nọc cực độc

Trong lúc câu cá, một cô gái ở Mỹ đã bắt được sinh vật kỳ dị có hình dạng giống như sâu khổng lồ.

Đăng ngày: 23/03/2020
Cá mập Greenland: Chìa khóa cho sự trường thọ của nhân loại trong tương lai?

Cá mập Greenland: Chìa khóa cho sự trường thọ của nhân loại trong tương lai?

Là loài động vật có xương sống sống thọ nhất trên Trái Đất, tuổi thọ của cá mập Greenland có thể lên tới hơn 400 năm.

Đăng ngày: 21/03/2020
Video hiếm có về cơ chế tự vệ của cá nhà táng lùn:

Video hiếm có về cơ chế tự vệ của cá nhà táng lùn: "Ném bom mực" khi lâm nguy

Đây có lẽ là lần đầu tiên ta chứng kiến "chiêu trò" này ở khoảng cách gần đến vậy.

Đăng ngày: 20/03/2020
Các nhà khoa học phát hiện hai loài cá mập lưỡi cưa mới

Các nhà khoa học phát hiện hai loài cá mập lưỡi cưa mới

Các nhà khoa học đã tìm thấy hai loài cá mập hiếm với chiếc mũi lưỡi cưa tại vùng biển Ấn Độ Dương.

Đăng ngày: 20/03/2020
Loài ăn nhựa ở rãnh đại dương sâu nhất thế giới

Loài ăn nhựa ở rãnh đại dương sâu nhất thế giới

Các nhà khoa học phát hiện một loài động vật biển mới ở rãnh Mariana tại Thái Bình Dương có chứa rác thải nhựa trong cơ thể.

Đăng ngày: 10/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News