Phát hiện ra gen gây bệnh mất trí nhớ ở người
Theo Bộ Khoa học Công nghệ Giáo dục Hàn Quốc, giáo sư Xu Weixian cùng các đồng nghiệp thuộc Học viện y học, Đại học Seoul vừa tuyên bố lần đầu tiên phát hiện gen gây bệnh mất trí nhớ ở người. Phát hiện này giúp tạo ra phương pháp mới trong điều trị bệnh mất trí nhớ.
Nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy ở những người mắc chứng bệnh mất trí nhớ, tỷ lệ chất protein S100a9 trong tổ chức não cao hơn so với mức trung bình.
Nếu sử dụng chất SiRNA để gây ức chế đến chất protein S100a9, có thể giúp làm giảm khả năng mắc các chứng bệnh mất trí. Việc gây ức chế lên chất protein S100a9 có lợi cho việc ngăn chặn sự phát sinh bệnh mất trí nhớ hoặc làm chậm lại tình trạng bệnh tật.
Điều này có ý nghĩa quan trọng giúp mở ra phương hướng mới trong nghiên cứu các loại thuốc giúp điều trị bệnh mất trí nhớ.
S100a9 là một dạng protein được kết hợp với Ca2+ trong tế bào, nó chủ yếu phân bố trong tế bào của các cơ quan như lách, phổi và da.
SiRNA đôi khi cũng được gọi là sự gây nhiễu ngắn hạn RNA, nó có nhiều chủng loại khác nhau, và công dụng khác nhau trong sinh vật học. Hiện nay tác dụng chủ yếu của chất SiRNA đã được biết đến đó là sự gây nhiễu RNA thông qua việc điều tiết gen./.