Phát hiện ra khoáng chất kỳ lạ chưa từng được biết đến trong núi lửa ở Nga

Trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu ở Nga tiết lộ họ đã phát hiện ra một loại khoáng chất bất thường chưa từng được các nhà khoa học ghi nhận trước đây.

 Đó là một chất kết tinh màu xanh lam và xanh lục. Nhóm nghiên cứu gọi là Petrovite.

Khoáng chất được tìm thấy ở vùng viễn đông của Nga, trên đỉnh núi lửa Tolbachik ở bán đảo Kamchatka.

Lịch sử phun trào của Tolbachik có từ hàng ngàn năm trước, nhưng trong thời gian gần đây, nổi bật lên hai sự kiện đáng chú ý đó là vụ phun trào khe nứt Tolbachik năm 1975–1976 và lần tiếp theo diễn ra năm 2012–2013.

Phát hiện ra khoáng chất kỳ lạ chưa từng được biết đến trong núi lửa ở Nga
Petrovite mới được các nhà khoa học phát hiện.

Lực phun trào trong sự kiện đầu tiên đã xé toạc vô số nón kết trong quần thể núi lửa, mở ra địa hình đá mà từ đó được phát hiện là một mạch các lỗ phun khí ở miệng núi lửa và các khoáng chất chưa từng thấy ở bất kỳ đâu khác.

Tổng cộng, núi lửa Tolbachik có tới 130 loại khoáng chất địa phương lần đầu tiên được xác định ở đây, trong đó mới nhất là Petrovite, một loại khoáng chất sunfat có hình dạng như các tập hợp tinh thể dạng màu xanh lam.

Mẫu vật nghiên cứu ở đây được phát hiện vào năm 2000 và được lưu trữ để phân tích sau này. Có thể đã qua một thời gian dài, nhưng phân tích đó giờ cho thấy rằng khoáng chất màu xanh lam rực rỡ thể hiện những dấu hiệu phân tử đặc biệt hiếm thấy trước đây.

Nguyên tử đồng trong cấu trúc tinh thể của Petrovite có sự phối hợp bất thường và rất hiếm của bảy nguyên tử ôxy. Sự phối hợp như vậy là đặc điểm của chỉ một vài hợp chất, cũng như của saranchinaite, trưởng nhóm nghiên cứu, nhà tinh thể học Stanislav Filatov từ Đại học St Petersburg giải thích.

Saranchinaite, được xác định vài năm trước bởi một nhóm khác ở St Petersburg, cũng đã được phát hiện tại Tolbachik. Giống như Petrovite, nó cũng có màu sắc nổi bật.

Trong trường hợp của Petrovite, khoáng chất được cho là kết tinh thông qua kết tủa trực tiếp từ khí núi lửa, có dạng như lớp vỏ tinh thể màu xanh lam bao bọc mạt vụn núi lửa dạng mịn. Ở cấp độ hóa học, Petrovite đại diện cho một loại cấu trúc tinh thể mới.

Đáng chú ý, khung phân tử của Petrovite thể hiện các con đường liên kết với nhau có thể cho phép các ion natri di chuyển qua cấu trúc. Nhóm nghiên cứu cho rằng điều này có thể dẫn đến các ứng dụng quan trọng trong khoa học vật liệu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những quy tắc siêu nghiêm ngặt tất cả con của Tổng thống Mỹ sống tại Nhà Trắng đều phải tuân theo, nghe rồi chỉ muốn làm

Những quy tắc siêu nghiêm ngặt tất cả con của Tổng thống Mỹ sống tại Nhà Trắng đều phải tuân theo, nghe rồi chỉ muốn làm "thường dân"

Con Tổng thống thực chất không chỉ có đặc quyền, mà bên cạnh đó là rất nhiều những quy tắc phải tuân theo.

Đăng ngày: 19/11/2020
Các nhà khoa học tạo ra kim cương trong chỉ vài phút, ngay ở nhiệt độ phòng!

Các nhà khoa học tạo ra kim cương trong chỉ vài phút, ngay ở nhiệt độ phòng!

Kim cương mất nhiều tỉ năm để hình thành ở độ sâu gần 150 km dưới mặt đất những các nhà khoa học giờ đây đã có thể tạo ra kim cương trong chỉ vài phút trong phòng thí nghiệm.

Đăng ngày: 19/11/2020
Bí ẩn loại gỗ thần kỳ dùng để xây Tử Cấm Thành trăm năm

Bí ẩn loại gỗ thần kỳ dùng để xây Tử Cấm Thành trăm năm "trường kỷ không mục nát"

Tử Cấm Thành là một trong những công trình kiến trúc cổ bằng gỗ lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 19/11/2020
Cảnh thiên thạch rơi giữa biển ở Australia

Cảnh thiên thạch rơi giữa biển ở Australia

Điều tra viên của tàu nghiên cứu CSIRO đã ghi lại cảnh một thiên thạch bay qua. Vụ việc xảy ra ngày 18/11 ở ngoài khơi bờ biển phía nam của Tasmania, Australia.

Đăng ngày: 19/11/2020
Từ khi cầm quyền cho đến lúc chết, Từ Hi Thái hậu chỉ uống nước trắng đun sôi duy nhất 1 lần, tại sao?

Từ khi cầm quyền cho đến lúc chết, Từ Hi Thái hậu chỉ uống nước trắng đun sôi duy nhất 1 lần, tại sao?

Tại sao kể từ sau khi nắm quyền thống trị, Từ Hi Thái hậu lại chỉ uống nước trắng đun sôi chỉ duy nhất 1 lần và đó là lần nào?

Đăng ngày: 19/11/2020
Cấu trúc của não và vũ trụ có những điểm tương đồng đáng ngạc nhiên

Cấu trúc của não và vũ trụ có những điểm tương đồng đáng ngạc nhiên

So sánh cấu trúc của mạng lưới thần kinh trong não người với mạng lưới các thiên hà trong Vũ trụ, các nhà khoa học Ý ngạc nhiên nhận ra nhiều điểm tương đồng giữa chúng.

Đăng ngày: 19/11/2020
Lỗi kỹ thuật khiến hồ nước biến mất trong tích tắc

Lỗi kỹ thuật khiến hồ nước biến mất trong tích tắc

Do nhầm lẫn khi sử dụng bản đồ, một đội kỹ sư khoan trúng mỏ muối bên dưới, tạo ra hố sâu hút cạn nước hồ Peigneur ở Louisiana.

Đăng ngày: 19/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News