Phát hiện ra loại vi khuẩn “vàng” có khả năng “tiêu diệt” giun ký sinh
Các nhà khoa học vừa thông tin đã phát hiện ra một loài vi khuẩn mới mà họ gọi là “vi khuẩn vàng”. Nguyên do là bởi những vi sinh vật có thể “nuốt chửng” giun tròn ký sinh trong nhiều giờ bằng cách ăn chúng từ trong ra ngoài.
Tên của loại vi khuẩn mới được phát hiện là Chryseobacterium nematophagum. Chúng cho thấy một cơ sở để tin rằng có thể rất hữu ích trong việc giúp kiểm soát sự lây lan của những con giun này ở thực vật, gia súc và thậm chí cả con người.
Trước khi giun tròn tấn công vật chủ cuối cùng của chúng là động vật hoặc con người, trước tiên chúng ăn vi khuẩn khi chúng phát triển. Thông thường những vi khuẩn này bị vô hiệu hóa trước khi chúng đến dạ dày của ký sinh trùng, khiến chúng trở nên vô hại. Nhưng Chryseobacterium nematophagum không chỉ sống sót mà nó chiến đấu trở lại.
Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một loài vi khuẩn mới có khả năng tiêu diệt các loài giun ký sinh.
"Nghiên cứu này mô tả một loài vi khuẩn mới được phát hiện, được gọi là Chryseobacterium nematophagum hay trực khuẩn chết vàng có thể giết chết rất nhiều loại ký sinh trùng quan trọng", một trong những nhà nghiên cứu, nhà ký sinh trùng Antony Page từ Đại học Glasgow, Anh nói.
Vi khuẩn "cái chết vàng" đã được tìm thấy bằng cách chiết xuất vi khuẩn từ giun tròn sống tự do thu thập trong quả thối rữa ở Pháp và Ấn Độ, sau đó cho nó ăn ấu trùng giun tròn.
Ấu trùng C. Elegans được nuôi bằng vi khuẩn Chryseobacterium nematophagum đã bất động trong vòng một giờ, với một nửa số ấu trùng bị giết trong vòng ba đến bốn giờ. Tất cả những con giun đã bị giết chết sau 7 giờ trôi qua.
Cơ chế tấn công của Chryseobacterium nematophagum bắt đầu tấn công vào miệng, làm tan các lớp bảo vệ bên trong của giun, thường ngăn vi khuẩn xâm nhập vào ruột.
Các nhà nghiên cứu tiếp tục xem xét kỹ hơn các gene có thể là nguyên nhân gây ra sự thèm ăn háo hức của vi khuẩn, so sánh bộ gen với năm loài Chryseobacterium khác không ăn tuyến trùng.
Nhóm nghiên cứu đã tiếp tục thử nghiệm Chryseobacterium nematophagum chống lại 13 loại giun ký sinh khác, loài có khả năng gây ra vấn đề cho động vật. Vi khuẩn “cái chết vàng” có hiệu quả đối với tất cả trừ một trong số chúng.
"Phát hiện của chúng tôi cho thấy khả năng Chryseobacterium nematophagum có thể cung cấp một phương tiện hữu ích giúp kiểm soát ký sinh trùng ngày càng có vấn đề trong tương lai hiện đang là gánh nặng lớn đối với sức khỏe cộng đồng và ngành nông nghiệp”, một nhà nghiên cứu nhấn mạnh.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.
