Phát hiện sao chổi Halley từng gây ra bệnh dịch kinh hoàng
Sự xuất hiện của sao chổi Halley đã "ném" vào khí quyển một lượng bụi khổng lồ khiến cho Trái đất phải hứng chịu đói kém, bệnh dịch...
Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ ngày nay, các nhà thiên văn học có thể dự đoán được "lộ trình" của sao chổi, nhưng ở nền văn hóa cổ đại, sự xuất hiện của sao chổi được coi là dấu hiệu về "Tận thế".
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, những người sống khoảng 1.500 năm trước đây có lý do chính đáng để sợ các đối tượng thiên thể. Họ cho rằng, chính sự xuất hiện của sao chổi Halley đã gây ra một nạn đói khủng khiếp vào năm 536.
Sự xuất hiện của sao chổi Halley đã "ném" vào khí quyển một lượng bụi khổng lồ khiến cho Trái đất phải hứng chịu hạn hán, mất mùa, đói kém với diện rộng trong một thời gian dài.
Theo phân tích của các nhà khoa học, mặc dù được cấu tạo từ carbonic, metan, nước đóng băng, hợp chất hữu cơ cao phân tử và khoáng chất nhưng nguồn gốc của sao chổi lại nằm trong hạt nhân của nó.
Hạt nhân sao chổi gồm những khoáng chất nặng hay chất hữu cơ cao phân tử, bao phủ là một bề mặt tối đen, có khả năng hấp thụ nhiệt rất mạnh. Nhờ thế, nó bốc hơi các khí và tạo thành đám bụi xung quanh, có khi lên đến cả trăm nghìn km, tạo thành một vệt kéo dài. Nhờ ánh sáng Mặt trời mà khi ta nhìn từ Trái đất sẽ thấy nó là một vệt sáng giống hình cái chổi.
Các nhà khoa học tin rằng, chính sao chổi Halley là nhân tố gây ra "bệnh dịch Justinian" vào năm 541 - 542
Nghiên cứu kĩ hơn, các nhà khoa học tin rằng, sự kiện này đã gây ra "bệnh dịch Justinian" vào năm 541 - 542. Đây là vụ dịch hạch đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử. Nó bắt đầu ở Ai Cập và dần lan tới Constantinople.
Trưởng nhóm nghiên cứu - Dallas Abbott thuộc ĐH Columbia cho biết: "Một lượng lớn bụi khí quyển đã rơi xuống Trái đất, được lưu lại trong những khối băng ở Greenland giữa năm 533 và 540. Điều này có thể đã khiến cho nhiệt độ Trái đất giảm 3 độ C vào năm 533".
Bên cạnh đó, cô cũng phát hiện ra hóa thạch của những sinh vật biển nhiệt đới nhỏ ở trong các khối băng. Rất có thể, chính những lực tác động ở ngoài hành tinh, chẳng hạn như sao chổi Halley đã đưa sinh vật ở vĩ độ thấp tới Greenland.
Hiện, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu bởi sao chổi vẫn mang trên mình nhiều bí ẩn cần giải đáp.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
