Phát hiện "siêu sóng thần ma" ập xuống từ… vũ trụ

Một trong những hiện tượng tàn khốc nhất vũ trụ vừa được Kính viễn vọng Hubble của NASA ghi lại: siêu sóng thần quasar ma quái xé toạc các thiên hà.

Quasar còn được gọi là "chuẩn tinh", từ lâu được biết đến như những "ngôi sao ma" sáng và tràn đầy năng lượng nhất vũ trụ. Quan sát từ xa, nó không khác một ngôi sao bình thường. Nhưng thực ra nó chỉ là một quầng vật chất đặc, nằm quanh vùng nhân của các thiên hà non trẻ đang còn hoạt động mạnh. Quasar chính là thứ được sinh ra khi các lỗ đen siêu khối nuốt chửng nhiều vật chất, khiến khí nóng bao quanh nó và phát ra bức xạ cực mạnh.


Ảnh đồ họa mô tả một "siêu sóng thần" quasar - (ảnh: NASA/ ESA/J. Olmsted).

Phát hiện mới của NASA cho thấy Quasar còn có thể mạnh và đáng sợ hơn tưởng tượng, khi chúng tập hợp thành một dòng chảy, đúng hơn là một cơn sóng thần không phải bằng nước mà bằng năng lượng, ập xuống càn quét không gian giữa các vì sao. Dòng chảy này không chỉ là mối hiểm họa cho một hành tinh, một "Hệ Mặt trời" khác, mà nó còn đủ sức xé toạc thứ lớn hơn: cả một thiên hà, nơi các quasar đó sinh sống.

Các quasar này chứa bên trong đó hàng loạt lỗ đen siêu khối, thường được giói thiên văn gọi là "lỗ đen quái vật", có thể tỏa sáng hơn 1.000 lần so với hàng trăm tỷ ngôi sao trong thiên hà chủ của nó gộp lại. "Siêu sóng thần" quasar được tạo ra khi lượng bức xạ mà các lỗ đen háu đói phát ra quá nhiều, tạo nên một dạng gió vũ trụ chết chóc và thúc đẩy các quasar di chuyển thành dòng chảy.

Quasar mà Hubble phát hiện là một siêu sóng thần vũ trụ mang tốc độ kinh ngạc. Chỉ trong 3 năm, nó đã tăng tốc từ 69 triệu km/giờ lên 74 triệu km/giờ.

Tuy nhiên, có một điều bạn có thể yên tâm: các siêu sóng thần quasar dường như chỉ tồn tại trong các thiên hà trẻ tuổi, đang trong giai đoạn cuồng nộ ban đầu, chứ không phải các thiên hà già như Milky Way – thiên hà chứa Trái đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 30/03/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 29/03/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
10 câu đố vui về vũ trụ

10 câu đố vui về vũ trụ

Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Đăng ngày: 25/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News