Phát hiện sinh vật bí ẩn ở vực sâu nhất của Ấn Độ Dương

Các nhà khoa học mới đây phát hiện một loài sinh vật bí ẩn dưới đáy vực sâu nhất của Ấn Độ Dương, với những xúc tu to và dài giống loài mực biển để thích nghi với môi trường sống.

Thợ lặn Victor Vescovo đã thực hiện chuyến thám hiểm đến đáy Rãnh Java - được cho là điểm sâu nhất ở Ấn Độ Dương - để phục vụ cho chương trình Five Deeps Expedition của kênh Discovery.

Ở vực sâu âm u của Rãnh Java, Vescovo và nhóm của ông đã phát hiện và ghi lại được video về "động vật gelatin dị thường, không giống với bất kỳ sinh vật nào từng được phát hiện trước đây".

Alan Jamieson, trưởng đoàn thám hiểm, nói với CNN Travel rằng: "nó thực sự trông như nhân tạo - sinh vật đó lăn ra khỏi bóng tối và đột nhiên quay lại, khiến chúng tôi nghĩ "Chúa ơi, đó là một loại sứa kỳ lạ"".

Phát hiện sinh vật bí ẩn ở vực sâu nhất của Ấn Độ Dương
Loài sinh vật kỳ lạ được các nhà khoa học phát hiện dưới đáy Ấn Độ Dương. (Ảnh: Five Deeps Expedition).

Sau khi tình cờ gặp nhóm các nhà khoa học Nhật Bản có phát hiện tương tự, ông Jamieson cho biết: "chúng tôi đã đi đến kết luận loài này được gọi là tunicate, hay mực biển. Tuy nhiên thực sự không có tên phổ biến bởi chúng tôi không dám chắc đây là gì. Nhưng có vẻ như là một loài mực biển dùng các xúc tu to dài để bám vào đáy biển, cũng như nâng cơ thể lên khỏi đáy biển để lọc thức ăn ra khỏi nước".

Jamieson kết luận rằng sinh vật này đã thích nghi với các điều kiện cụ thể bên trong Rãnh Java.

"Rãnh được tạo ra bởi những trận địa chấn - và thông thường các loài mực biển sẽ bám vào đáy biển. Nếu bây giờ có địa chấn xảy ra, các loài động vật có nguy cơ bị chôn vùi. Vì vậy, để thích nghi với môi trường nguy hiểm như vậy, mực biển phải tự nâng mình lên khỏi đáy biển. Đối với sinh vật này, chúng sử dụng những xúc tu dài và lớn", ông Jamieson cho biết.

Five Deeps Expedition là một phần của dự án Nippon Foundation-GEBCO Seabed 2030 nhằm lập bản đồ chi tiết về đáy biển thế giới vào cuối năm 2030. Trong năm nay, nhóm nghiên cứu đã thám hiểm 5.000 dặm đáy biển Nam Cực và dành hai tuần khám phá Ấn Độ Dương. Và cuộc phiêu lưu vẫn chưa kết thúc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển mang đủ hình thù kỳ quái, màu sắc sặc sỡ khiến nhiều người cho rằng chúng chính là bằng chứng về các sinh vật ngoài hành tinh đang hiện diện trên Trái đất.

Đăng ngày: 26/05/2019
Mải nuốt mồi, cá mập vây đen ngoạm nhầm đầu đồng loại

Mải nuốt mồi, cá mập vây đen ngoạm nhầm đầu đồng loại

Trong lúc vội vàng ăn thịt cá mòi, một con cá mập vây đen bất cẩn ngoạm trúng đầu đồng loại nhưng không gây thương tích cho nạn nhân.

Đăng ngày: 19/04/2019
Loài vật gieo rắc nỗi sợ hãi cho cá mập trắng lớn

Loài vật gieo rắc nỗi sợ hãi cho cá mập trắng lớn

Chỉ cần trông thấy bóng cá voi sát thủ, những con cá mập ở ngoài khơi San Francisco, Mỹ, sẽ biến mất khỏi vùng biển suốt cả năm.

Đăng ngày: 19/04/2019
Phát hiện sinh vật chứa chất diệp lục nhưng không quang hợp

Phát hiện sinh vật chứa chất diệp lục nhưng không quang hợp

Các nhà khoa học tại Đại học British Columbia (Canada) phát hiện sinh vật đầu tiên trên thế giới tạo ra chất diệp lục nhưng không tham gia vào quá trình quang hợp.

Đăng ngày: 18/04/2019
Khoa học giờ dùng đến cả vệ tinh để giúp cá mập không bị tuyệt chủng

Khoa học giờ dùng đến cả vệ tinh để giúp cá mập không bị tuyệt chủng

Các nhà khoa học giờ đây đã quyết định sử dụng công nghệ vệ tinh để cứu lấy cá mập.

Đăng ngày: 12/04/2019
Bọ khổng lồ xé xác cá sấu dưới đáy biển sâu 2.000 mét

Bọ khổng lồ xé xác cá sấu dưới đáy biển sâu 2.000 mét

Những con bọ chân giống to bằng quả bóng đá được bắt gặp ăn ngấu nghiến xác cá sấu tới khi no không thể nhúc nhích.

Đăng ngày: 12/04/2019
Nhiều loài cá bị “tăng động”, thay đổi hành vi giao phối vì hóa chất thải xuống biển của con người

Nhiều loài cá bị “tăng động”, thay đổi hành vi giao phối vì hóa chất thải xuống biển của con người

Có loài cá trở nên “tăng động” hơn và cũng có những loài cá thay đổi cả hành vi giao phối do hấp thụ phải những hóa chất do con người thải ra theo đường cống xuống đại dương.

Đăng ngày: 08/04/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News