Phát hiện sinh vật biển sâu màu tím cực hiếm trôi dạt bờ biển Úc
Một người phụ nữ đi dạo trên bãi biển phía nam Sydney, Úc, hết sức kinh ngạc khi phát một sinh vật lạ màu tím bị sóng đánh dạt vào bờ.
Sinh vật màu tím bí ẩn mà Stephanie Paterson nhìn thấy.
Theo Daily Mail, người phụ nữ tên Stephanie Paterson đã nhanh tay chụp lại các bức ảnh về sinh vật lạ. “Nó có màu tím rất sáng, đập vào mắt khiến tôi phải dừng lại xem đó là thứ gì”, Paterson nói. “Không biết có ai biết đây là sinh vật gì hay không. Tôi chưa từng thấy sinh vật kì dị như vậy trước đây”.
Chuyên gia hải dương học Mike Van Kuelen, công tác tại Đại học Murdoch, nói sinh vật bí ẩn có thể là sứa vương miện. Sinh vật này sống ở vùng nước ấm trải dài đến khu vực phía nam Úc.
Van Kuelen nói sinh vật có thể bị dòng nước đẩy về phía nam, vượt ra khỏi môi trường sống quen thuộc.
Các chuyên gia nói rằng đây là loài sứa vương miện sống ở biển sâu.
Một chuyên gia khác nói trên Daily Mail rằng, đôi khi sứa vương miện vẫn trôi dạt bờ biển Úc, dọc theo khu vực bờ biển New South Wales.
Loài sứa này chỉ sống dưới biển sâu, rất hiếm khi được nhìn thấy ở vùng nước nông gần bờ. “Chúng sống ở đại dương nên không dễ dàng để chúng ta có thể bắt gặp, trừ khi chết trôi dạt bờ biển do gió lớn hoặc thủy triều”, chuyên gia Uribe-Palomino nói.
Bức ảnh chụp sứa vương miện ở vịnh Byron hồi cuối năm ngoái.
Các nhà khoa học Úc khuyến khích bất cứ ai phát hiện sứa vương miện, liên hệ ngay với tổ chức Atlas of Living Australia để giúp hiểu rõ hơn môi trường sống của chúng cũng như thống kê những lần chúng trôi dạt bờ biển.
Tháng 12 năm ngoái, một con sứa vương miện màu tím lạ mắt cũng được tìm thấy trên bãi biển ở vịnh Byron, bang New South Wales, Úc.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng
Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.

Loài cá "yêu" ầm ĩ đến mức… làm cá heo bị điếc
Mỗi mùa xuân, loài cá này sẽ tập trung ở khu vực đồng bằng sông Colorado, phía Bắc Vịnh Mexico và đồng loạt cất tiếng gọi bạn tình.
