Phát hiện sinh vật hồi sinh sau 24.000 năm bị đóng băng
Một loài luân trùng đã hồi sinh và nhân bản vô tính thành công sau khi “ngủ đông” 24.000 năm trong băng vĩnh cửu ở vùng Siberia (Nga), theo báo cáo của các nhà khoa học Nga.
Ông Stas Malavin, nhà nghiên cứu tại Viện Hóa lý và Sinh học đất ở thành phố Pushchino, đồng tác giả của báo cáo, cho rằng phát hiện này làm dấy lên câu hỏi về cơ chế sinh vật đơn bào sử dụng để tồn tại lâu như vậy.
“Báo cáo của chúng tôi là một bằng chứng rõ ràng cho thấy sinh vật đa bào có thể tồn tại hàng vạn năm trong trạng thái ngủ đông, gần như không có sự trao đổi chất”, ông nói với AFP.
Hình ảnh một con luân trùng dưới kính hiển vi. (Ảnh: Guardian).
Sử dụng một giàn khoan, nhóm nghiên cứu đã thu thập mẫu vật từ sông Alazeya ở vùng Bắc Cực. Nhờ phương pháp carbon, họ xác định tuổi của mẫu vật khoảng từ 23.960 đến 24.485.
Trước đó, các nhà khoa học đã tìm ra loài giun tròn có thể hồi sinh sau 30.000 năm ngủ đông. Rêu và một số loài thực vật cũng có khả năng tương tự.
“Chúng ta có thể lấy sinh vật này làm hình mẫu để nghiên cứu sự tồn tại trong trạng thái ngủ đông hay khô hạn trong nhóm sinh vật này, cũng như so sánh với các loài động vật khác như gấu nước hay giun tròn”, ông Malavin nói.
Luân trùng (còn được gọi là trùng bánh xe) là một ngành vi sinh vật đa bào, có chiều dài từ 0,1 đến 0,5 mm. Chúng thường sống trong nước ngọt, tuy một số loài sống trong nước mặn.
Tên gọi của luân trùng đến từ các búi lông mao quanh miệng chúng giống bánh xe đang quay. Luân trùng dùng các búi lông này để di chuyển và ăn uống, khi cơ quan này tạo ra dòng nước để cuốn thức ăn vào miệng. Chúng vừa có thể sinh sản hữu tính, vừa có thể sinh sản vô tính.

Sự thật "nhất định phải biết" về cá độ bóng đá
Cùng tìm lời giải cho việc, càng am hiểu đá bóng - tỉ lệ thua cá độ càng cao hay nhà cái luôn nắm phần thắng trong mọi ván cá cược...

Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium
Trong lịch sử phát triển bom nguyên tử, có thể xem bom Uranium và bom Plutonium là cặp anh em song sinh. Cùng với U235, các hạt nhân Pu239 cũng được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử, quả bom thứ hai ném xuống Nagasaki (Nhật) vào ngày 9/8/1945.

Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà
Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?
Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Thời đi học của các thiên tài thế giới
Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?
Tấc, ly, phân, thước là những đơn vị đo chiều dài những đồ vật có kích thước nhỏ khá quen thuộc với người dân Việt Nam chúng ta thời kỳ Cổ Đại.
