Phát hiện sinh vật sống dưới đáy biển nóng 120 độ C

Mẫu trầm tích từ hố khoan 1.180m dưới đáy biển Nhật Bản hé lộ, sinh vật có thể sống ở nơi có nhiệt độ cao hơn mức nước sôi.

Nhóm chuyên gia quốc tế phát hiện vi sinh vật đơn bào trong lớp trầm tích dưới đáy biển tại vùng trũng Nankai, ngoài khơi Nhật Bản, SciTechDaily hôm 1/1 đưa tin. "Trên bề mặt Trái Đất, nước sôi ở 100 độ C. Chúng tôi tìm thấy sinh vật sống trong trầm tích nóng 120 độ C", Arthur Spivack, giáo sư hải dương học tại Đại học Rhode Island, cho biết.

Phát hiện sinh vật sống dưới đáy biển nóng 120 độ C
Tế bào vi sinh vật (chính giữa) trong mẫu trầm tích ở độ sâu 1176,8m với mức nhiệt 120 độ C. (Ảnh: JAMSTEC/IODP).

Nghiên cứu mới được xuất bản trên tạp chí Science và dựa trên chuyến thám hiểm kéo dài hai tháng năm 2016. Trưởng nhóm nghiên cứu là giáo sư Kai-Uwe Hinrichs tại Trung tâm Khoa học Môi trường và Biển thuộc Đại học Bremen (MARUM). Trong nghiên cứu, tàu thám hiểm biển sâu Chinkyu khoan sâu khoảng 1.180m, xuống tới lớp trầm tích nóng 120 độ C.

Một trong những cách xác định sinh vật sống là tìm ra bằng chứng về sự trao đổi chất, Spivack cho biết. "Chúng tôi tìm thấy bằng chứng hóa học cho thấy sinh vật sử dụng chất hữu cơ trong trầm tích để sinh tồn. Nghiên cứu mới chứng minh rằng có những nơi tồn tại sự sống trong lớp trầm tích dưới đáy biển mà chúng ta không ngờ tới", ông nói. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra, có thể có sinh vật tồn tại ở môi trường khắc nghiệt trên các hành tinh khác.

Trầm tích sâu dưới đáy biển là môi trường sống rất khắc nghiệt. Nhiệt độ và áp suất tăng dần theo độ sâu, trong khi nguồn cung cấp năng lượng giảm dần.

Khoảng 30 năm trước, các nhà khoa học mới xác nhận rằng vi sinh vật sống được ở độ sâu vài km dưới biển, bất chấp những điều kiện khắc nghiệt như vậy. Tuy nhiên, họ vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ về sinh quyển ở đây. Để tìm hiểu xem nhiệt độ cao ảnh hưởng thế nào đến những sinh vật này trong dài hạn, việc khoan sâu xuống dưới đáy biển là cần thiết. Công việc này gặp nhiều thách thức liên quan đến thiết bị và công nghệ.

"Mới chỉ có một số điểm khoan xuống tới nơi mà mức nhiệt trong trầm tích cao hơn 30 độ C", Hinrichs cho biết. Do đó, mục tiêu của nhóm nghiên cứu là khoan sâu 1.000m, xuống tới lớp trầm tích nóng 120 độ C trở lên và đã thành công.

"Thật ngạc nhiên khi mật độ vi sinh vật sụt giảm mạnh ở mức nhiệt chỉ khoảng 45 độ C. Dưới đáy biển nhiệt độ cao, có những khoảng trống lớn gần như không tồn tại sinh vật sống. Nhưng sau đó, chúng tôi phát hiện các tế bào và hoạt động vi sinh vật ở nơi thậm chí còn sâu và nóng hơn, lên đến 120 độ C", nhà khoa học Fumio Inagaki nói.

Mẫu vật mà nhóm chuyên gia thu thập sẽ tiếp tục được nghiên cứu, Spivack cho biết. "Các nhà khoa học mất vài năm để phát triển công nghệ phân tích mẫu vật lấy từ Mặt Trăng. Điều này cũng đúng với mẫu vật từ trầm tích biển sâu. Chúng tôi đang phát triển công nghệ để tiếp tục nghiên cứu", ông chia sẻ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm ra loại hải sản có hàm lượng vi nhựa cao nhất

Tìm ra loại hải sản có hàm lượng vi nhựa cao nhất

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh tiết lộ động vật nhuyễn thể như hàu chứa hàm lượng vi nhựa cao nhất trong các loại hải sản.

Đăng ngày: 31/12/2020
Bạch tuộc đấu vật đến 'tím cả người' với cua: Kẻ nào sẽ giành chiến thắng cuối cùng?

Bạch tuộc đấu vật đến 'tím cả người' với cua: Kẻ nào sẽ giành chiến thắng cuối cùng?

Bạch tuộc và cua đã có trận chiến sinh tử khi mà kẻ thua trận buộc phải trở thành bữa ăn cho đối phương. Liệu kẻ nào là kẻ chiến thắng?

Đăng ngày: 29/12/2020
Santa Barbara - Eo biển

Santa Barbara - Eo biển "tử thần" đối với cá voi

Ít nhất 20 con cá voi tử vong do va chạm với tàu chở hàng trên eo biển Santa Barbara trong năm 2018 và 2019.

Đăng ngày: 29/12/2020

"Gã côn đồ" vô lối ở đại dương, thường xuyên bạo hành lũ cá

Lũ cá cảm thấy phiền hà khi bị bạch tuộc tấn công vô cớ, nhưng các nhà khoa học không rõ chúng có chịu tổn thương nào sau khi bị bạo hành không.

Đăng ngày: 25/12/2020
Phát hiện mực khổng lồ dài 3m dạt vào bờ biển Nhật Bản

Phát hiện mực khổng lồ dài 3m dạt vào bờ biển Nhật Bản

Xác con mực mắc cạn trên bờ biển ở tỉnh Kyoto còn gần như nguyên vẹn, cung cấp mẫu vật hiếm giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu loài vật bí ẩn này.

Đăng ngày: 23/12/2020
Da cá mập chứa đầy gai nhọn và đó là nỗi ác mộng với mọi mầm bệnh, thậm chí cả virus corona

Da cá mập chứa đầy gai nhọn và đó là nỗi ác mộng với mọi mầm bệnh, thậm chí cả virus corona

Không chỉ sắc và nhọn, vảy trên da cá mập còn có các rãnh giúp làm giảm lực cản của nước thậm chí góp phần đẩy cá mập tiến về phía trước.

Đăng ngày: 12/12/2020
Xem cá voi sát thủ nuốt cả trăm con cá trích chỉ trong một cú đớp

Xem cá voi sát thủ nuốt cả trăm con cá trích chỉ trong một cú đớp

Cú đớp trọn vẹn nhưng gọn gàng của cá voi sát thủ khiến cả trăm con cá trích bị rơi vào tròng.

Đăng ngày: 11/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News