Phát hiện sóng bí ẩn có thể từ ngôi sao gần Mặt trời nhất

Các nhà nghiên cứu thiên văn đang điều tra búp sóng vô tuyến bí ẩn có thể đến từ hướng của Proxima Centauri, ngôi sao gần Mặt trời nhất.

Búp sóng vô tuyến hẹp được phát hiện trong 30 giờ quan sát vũ trụ của kính thiên văn Parkes tại Australia vào tháng 4 và tháng 5/2019, theo Guardian.

Hiện tượng này vẫn đang được phân tích. Các nhà khoa học đến nay chưa xác định được nguồn gốc trên Trái đất của búp sóng bí ẩn, ví dụ như thiết bị phát từ mặt đất hoặc một vệ tinh bay ngang qua vùng quan sát.

Các nhà nghiên cứu thuộc dự án Breathrough Listen vẫn thường phát hiện những tín hiệu sóng vô tuyết lạ khi sử dụng kính viễn vọng Parkes hoặc Đài quan sát Green Park ở West Virginia (Mỹ). Tuy nhiên, mọi tín hiệu lạ trước đây đều được xác minh là do con người hoặc hiện tượng tự nhiên tạo ra.

Vẫn có khả năng cao búp sóng vô tuyến lạ cũng xuất phát từ một trong những nguồn này. Điều hy hữu là búp sóng hẹp 980 MHz lại có hướng và sự thay đổi tần số phù hợp với chuyển động của một hành tinh gần Hệ Mặt trời.

Phát hiện sóng bí ẩn có thể từ ngôi sao gần Mặt trời nhất
Hình ảnh giả lập hành tinh Proxima b xoay quanh Proxima Centauri - ngôi sao gần Hệ Mặt trời nhất. (Ảnh: ESO).

Các nhà khoa học đang chuẩn bị một bài nghiên cứu dành riêng cho hiện tượng năm 2019. Búp sóng được gọi là BLC1, đặt theo tên của dự án Breakthrough Listening - được thành lập vào năm 2015 với mức tài trợ 100 triệu USD nhằm tìm kiếm bằng chứng về dạng sống ngoài Trái đất.

Theo các nhà khoa học, búp sóng có vẻ đến từ khu vực Proxima Centauri, ngôi sao đỏ lùn cách Trái đất 4,2 năm ánh sáng. Hiện tượng này không được phát hiện thêm lần nào kể từ "tiếp xúc đầu tiên".

Lần gần nhất một tín hiệu ngoài vũ trụ khiến các nhà khoa học hoài nghi đến vậy về nguồn gốc "ngoài hành tinh" là vào năm 1977. Tín hiệu vô tuyến hẹp được ghi nhận bởi Đài quan sát Vô tuyến Big Ear ở Ohio. Tín hiệu kéo dài 72 giây. Đến nay các nhà nghiên cứu thiên văn vẫn chưa giải thích được nguồn gốc của nó.

Proxima Centauri có ít nhất 2 hành tinh xoay quanh. Một trong số đó là Proxima b, có địa hình đất đá và lớn hơn Trái đất khoảng 17%. Nó nằm trong "vùng sống được" và xoay quanh ngôi sao 11 ngày/vòng, với khả năng có nhiệt độ phù hợp để nước được giữ ở thể lỏng nếu có tồn tại.

"Đội ngũ Breakthrough Listening đã phát hiện một vài tín hiệu bất thường và đang điều tra kỹ lưỡng. Những tín hiệu này có khả năng là hiện tượng mà chúng ta chưa thể hiểu hết. Chúng tôi đang cho phân tích thêm", Pete Worden, cựu giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ames của NASA và là giám đốc điều hành dự án Breakthrough Listening, chia sẻ.

Lewis Dartnell, nhà sinh học vũ trụ và khoa học viễn thông tại Đại học Westminster, lại cho rằng khả năng tín hiệu đến từ dạng sống ngoài hành tinh là không cao.

"Nếu có trí thông minh ngoài hành tinh, gần như chắc chắn họ đã mở rộng xuyên thiên hà. Việc 2 nền văn minh duy nhất trong cùng thiên hà lại là hàng xóm của nhau, trong khi có đến 400 tỷ ngôi sao, sẽ là kịch bản phá bỏ mọi giới hạn của lý trí", Dartnell bình luận.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vệ tinh

Vệ tinh "nhìn" xuyên thấu công trình được phóng lên không gian

Nhờ công nghệ radar SAR, vệ tinh Capella 2 có khả năng chụp ảnh bên trong một số công trình đơn giản.

Đăng ngày: 22/12/2020
Trái đất từng có khí quyển

Trái đất từng có khí quyển "địa ngục" giống sao Kim

Các nhà nghiên cứu phát hiện Trái Đất từng có nồng độ carbon dioxide cực cao do ảnh hưởng từ đại dương magma, tương tự sao Kim ngày nay.

Đăng ngày: 22/12/2020
Tìm thấy sợi khí giữa các thiên hà dài nhất vũ trụ

Tìm thấy sợi khí giữa các thiên hà dài nhất vũ trụ

Những nhà thiên văn học vừa tuyên bố phát hiện ra một sợi khí khổng lồ giữa các thiên hà có chiều dài ít nhất 50 triệu năm ánh sáng - dài nhất từng được tìm thấy.

Đăng ngày: 21/12/2020
Ảnh chụp tiểu hành tinh đường kính 30m, mục tiêu tiếp theo của tàu Hayabusa2

Ảnh chụp tiểu hành tinh đường kính 30m, mục tiêu tiếp theo của tàu Hayabusa2

Kính viễn vọng Subaru hôm 10/12 chụp ảnh tiểu hành tinh 1998 KY26, mục tiêu tiếp theo của tàu vũ trụ Nhật Bản Hayabusa2.

Đăng ngày: 21/12/2020
Hành tinh đôi Đông chí - Sự khác biệt kỳ thú của thiên nhiên chỉ diễn ra 60 năm một lần

Hành tinh đôi Đông chí - Sự khác biệt kỳ thú của thiên nhiên chỉ diễn ra 60 năm một lần

Ngay khi khu vực Bắc bán cầu của Trái đất đang thu hẹp lại cùng với đêm dài nhất của năm thì có vẻ như sao Mộc và sao Thổ quyết định sẽ tạo nên 1 màn trình diễn vô cùng ấn tượng.

Đăng ngày: 21/12/2020
NASA dự định dùng robot chó thám hiểm sao Hỏa

NASA dự định dùng robot chó thám hiểm sao Hỏa

Với khả năng di chuyển linh hoạt, vượt chướng ngại vật và tự đứng dậy khi ngã, robot 4 chân có thể khám phá những nơi vốn khó tiếp cận.

Đăng ngày: 19/12/2020
Lần đầu phát hiện tín hiệu vô tuyến từ hành tinh ngoài Hệ Mặt trời

Lần đầu phát hiện tín hiệu vô tuyến từ hành tinh ngoài Hệ Mặt trời

Một hành tinh trong chòm sao Mục Phu đang phát xạ vô tuyến dữ dội và được các nhà khoa học Pháp nắm bắt thông qua kính viễn vọng vô tuyến.

Đăng ngày: 18/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News