Phát hiện sóng xung kích từ vụ nổ siêu tân tinh 20.000 năm trước
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA và ESA chụp ảnh một đoạn nhỏ của sóng xung kích từ vụ nổ siêu tân tinh Cygnus cách Trái đất 2.400 năm ánh sáng, Fox News hôm 1/9 đưa tin. Tên gọi của sự kiện này bắt nguồn từ chòm sao Cygnus (Thiên Nga). Vụ nổ bao phủ vùng không gian lớn gấp 36 lần trăng tròn.
Sóng xung kích từ vụ nổ siêu tân tinh Cygnus. (Ảnh: NASA).
Khoảng 10.000-20.000 năm trước, vụ nổ đã hủy diệt một ngôi sao có khối lượng gấp 20 lần Mặt trời. Kể từ đó, tàn tích siêu tân tinh đã lan rộng ra 60 năm ánh sáng quanh trung tâm. Sóng xung kích đánh dấu rìa ngoài của tàn tích siêu tân tinh và tiếp tục lan ra với tốc độ khoảng 354km mỗi giây. Vật chất phun ra tương tác với vật chất liên sao mật độ thấp mà sóng xung kích gom lại, tạo nên cấu trúc giống một chiếc khăn trong ảnh chụp của Hubble.
Tàu con thoi Discovery đưa kính viễn vọng không gian Hubble lên quỹ đạo Trái đất thấp vào tháng 4/1990. Đến nay, kính viễn vọng kích thước tương đương một chiếc xe buýt này đã hoạt động 30 năm. Nó giúp giới khoa học thu thập nhiều dữ liệu khoa học quý giá, trong đó có việc quan sát sự hình thành của các ngôi sao và hố đen.
"Người kế nhiệm" của Hubble, kính viễn vọng không gian James Webb, được NASA miêu tả là kính viễn vọng không gian phức tạp và mạnh nhất từng chế tạo. James Webb dự kiến phóng lên không gian ngày 30/3 năm sau. Tuy nhiên, việc hoàn thiện kính viễn vọng này đang bị trì hoãn do Covid-19.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.
