Phát hiện sự sống ở "bản sao" của sao Hỏa
Lần tìm đến một thế giới có môi trường có thể so sánh với sao Hỏa hay thậm chí là các mặt trăng băng giá Europa, Enceladus, các nhà khoa học Canada đã tìm thấy dạng sự sống bất ngờ.
Theo Science Alert, cuộc săn tìm sự sống ngoạn mục đã diễn ra ở "suối tử thần" Lost Hammer ở Bắc Cực, khu vực thuộc Canada, một trong những nơi khắc nghiệt nhất Trái đất và từng được cho là không thứ gì tồn tại nổi.
Tại suối ngầm Lost Hammer, từ sâu bên dưới lớp băng vĩnh cửu, nước hầu như không có oxy (ít hơn một phần triệu oxy hòa tan), độ mặn khoảng 24% và ở nhiệt độ khoảng âm 5 độ C thấm lên bề mặt.
Các nhà khoa học đào hố nghiên cứu suối ngầm Lost Hammer - (Ảnh: Mark Fox-Powell)
Môi trường này khó sống tương đương, hoặc thậm chí còn chết chóc hơn nhiều nếu so sánh với những vùng nước ngầm mà các nhà khoa học từng tìm thấy dấu hiệu ở sao Hỏa, mặt trăng Europa của sao Mộc hay Enceladus của sao Thổ.
Bằng chứng cho thấy rằng các đại dương cực kỳ lạnh và mặn có thể ẩn mình bên dưới lớp vỏ băng của Europa và Enceladus. sao Hỏa cũng vậy, có thể có các hồ mặn lỏng bị khóa bên dưới bề mặt của nó. Những môi trường này có thể là siêu kiềm. Vì muối làm giảm điểm đóng băng của nước nên nhiệt độ có khả năng cao là dưới 0. Và nhiều khả năng là chúng cực kỳ ít oxy.
Nhưng ở "bản sao" của hồ nước sao Hỏa - suối ngầm Lost Hammer - nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi nhà vi sinh vật học Elisse Magnuson của Đại học McGill-Canada đã phát hiện ra... hàng đàn vi sinh vật cực đoan, những dạng sự sống tồn tại mà không cần thở, vẫn khỏe mạnh dù bị ngâm nước muối đậm đặc và bị nhốt dưới "hầm mộ" băng giá lạnh lẽo.
"Phải mất vài năm làm việc với lớp trầm tích trước khi chúng tôi có thể phát hiện thành công các cộng đồng vi sinh vật đang hoạt động" - tiến sĩ Magnuson cho biết.
Bà nói thêm: "Độ mặn của môi trường can thiệp vào cả quá trình chiết xuất và sắp xếp trình tự của vi sinh vật, vì vậy khi chúng tôi có thể tìm thấy bằng chứng về các cộng đồng vi sinh vật đang hoạt động, đó là một trải nghiệm rất hài lòng".
Bước tiếp theo là mô tả một cách khái quát đặc điểm của cộng đồng vi sinh vật. Nhóm nghiên cứu đã giải trình tự các mảnh vụn của vật liệu di truyền được tìm thấy trong các mẫu để phân loại chúng. Hấu hết chúng là những sinh vật lạ với dòng dõi chưa từng được thấy ở bất kỳ đâu trên Trái đất.
Chúng không phụ thuộc vào vật chất hữu cơ hoặc oxy để sống mà tồn tại bằng cách ăn và hít thở các hợp chất vô cơ đơn giản như mê-tan, sunfua, sunfat, carbon monoxide và carbon dioxide. Mà những thứ này có rất nhiều trên sao Hỏa, cho thấy những dạng sự sống tương tự hoàn toàn có thể tồn tại khỏe mạnh trên hành tinh đỏ.
Loại trao đổi chất này được gọi là hóa học tự dưỡng, và chỉ được tìm thấy trong các vi sinh vật, trong những môi trường khắc nghiệt.
Nhóm có kế hoạch nuôi dưỡng và nghiên cứu một số thành viên tích cực nhất của cộng đồng vi sinh vật để thử và tìm hiểu thêm về cách chúng thích nghi để phát triển trong môi trường cực đoan.
Nghiên cứu vừa công bố trên The ISME Journal.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?
Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.
