Phát hiện sự tồn tại của vật chất tối?

Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà vật lý có thể đã phát hiện ra một phần tử của vật chất tối, dạng vật chất chiếm 90% khối lượng trong vũ trụ.

Chúng ta không thể nhìn thấy vật chất tối nhưng các nhà khoa học nhận biết được sự tồn tại của nó do ảnh hưởng từ lực hấp dẫn mà nó gây ra. Vật chất tối có thể giúp giải thích nguyên nhân thiếu vắng một lượng vật chất khổng lồ trong vũ trụ đồng thời giải thích về tốc độ quay hiện giờ của các thiên hà.

Các nhà khoa học đã tìm kiếm bằng chứng về dạng vật chất mới chỉ là giả thuyết này từ thập kỷ 70 ở cả trái đất và trong không gian. 

Bản đồ vật chất tối của một nửa vũ trụ được tạo bởi kính thiên văn Hubble bằng cách đo ánh sáng của các ngôi sao, đã bị làm lệch bởi lực hấp dẫn của các phần vật chất tối. Ảnh: NASA


Một số các cuộc thử nghiệm đã tập trung vào tìm kiếm các Hạt lớn tương tác yếu (WIMP) mà được cho là cấu tạo nên vật chất tối.

Nếu vật chất tối thực sự tồn tại thì mỗi giây trôi qua đều có một số lượng rất lớn các hạt như vậy đi xuyên qua trái đất. Cái khó là chúng dường như không có tương tác gì khi di chuyển.

Một trong những thí nghiệm tìm kiếm WIMP diễn ra tại Phòng thí nghiệm Soudan Underground, nằm sâu nửa dặm bên dưới một khu mỏ ở Minnesota, Mỹ.

Độ sâu này giúp bảo vệ các cảm biến làm từ silic và germanium siêu lạnh khỏi các tia vũ trụ vẫn lao vào trái đất hàng ngày. Các tinh thể này có kích thước cỡ một quả bóng khúc côn cầu được hy vọng là sẽ rung lên nếu có một WIMP nào đó xuyên qua.

Cỗ máy LHC được tin tưởng sẽ tái tạo lại vụ nổ Big Bang, trong đó hy vọng sẽ tạo ra các phần tử vật chất tối.


Tin tức này bị lọt ra ngoài từ một blog vật lý, theo đó các nhà khoa học từ dự án Nghiên cứu vật chất tối lạnh (CDMS) sẽ công bố một vài kết quả quan trọng trong số tiếp theo của tạp chí Nature.

Trang tin khoa học uy tín, New Scientist cũng ra thông báo các cuộc thảo luận nhanh đã được lên lịch vào ngày 18/12 tại Phòng thí nghiệm quốc gia SLAC, Đại học California Santa Barbara và tại Fermilab (những cơ quan cộng tác chủ yếu với CDMS) về việc tìm ra vật chất tối.

Nếu các thông tin về phát hiện không chính xác, giới khoa học sẽ phải trông chờ vào cỗ máy gia tốc hạt LHC vào tháng 1/2010. LHC được hy vọng sẽ tạo ra các điều kiện tồn tại xảy ra ngay sau Big Bang (vụ nổ lớn hình thành nên vũ trụ), trong đó bao gồm cả các phần tử vật chất tối.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 28/04/2025
Những điều ít biết về các phi hành gia

Những điều ít biết về các phi hành gia

Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Đăng ngày: 27/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News