Phát hiện tác dụng bất ngờ từ nọc của loài nhện siêu độc

Các nhà khoa học ở Australia đạt được bước đột phá đáng kể khi sử dụng nọc độc của nhện làm thuốc giảm đau mà không gây tác dụng phụ.

Theo RT, Tiến sỹ Christina Schroeder cùng các cộng sự tới từ Đại học Queensland đã tạo ra một loại mini protein mới bằng cách sử dụng nọc độc của một con nhện chim Trung Quốc. Nhện chim Trung Quốc từ lâu được biết đến là một trong những loài nhện hung dữ và có nọc độc mạnh nhất thế giới.


Nọc độc nhện có thể chế thành thuốc giảm đau. (Ảnh: Global Look Press).

Loài mini protein này có tên là Huwentoxin-IV, có khả năng liên kết với các thụ thể đau trong cơ thể.

Loại thuốc giảm đau mới được thử nghiệm chứng minh hiệu quả cao trong các thí nghiệm trên chuột. Các nhà nghiên cứu hy vọng có thể sử dụng nó thay thế các loại thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid như fentanyl, oxycodone vốn đang khan hiếm ở nhiều quốc gia trên thế giới.

"Mặc dù opioids có hiệu quả trong việc giảm đau, nhưng chúng có các tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, táo bón và nguy cơ gây nghiện, gây gánh nặng lớn cho xã hội", tiến sĩ Schroeder nói.

Bà Schroeder cho biết thêm rằng loại protein mới này có tác dụng mạnh và chỉ cần một liều nhỏ để tạo ra tác dụng giảm đau.

Hiện có khoảng 45.000 loài nhện trên thế giới. Đây là nguồn cung cấp hơn 9 triệu acid amin, nhưng chỉ có khoảng 0,01% được các nhà bào chế thuốc sử dụng.

Một nghiên cứu từng chỉ ra rằng nọc độc từ loài nhện khổng lồ Phoneutria nigriventer ở Brazil có thể giúp chữa được chứng bệnh bất lực ở đàn ông.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 31/03/2025
Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Đăng ngày: 28/03/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Sự thật về châu chấu mà ít người biết

Sự thật về châu chấu mà ít người biết

Châu chấu là một loài côn trùng, nằm trong phân bộ chứa các côn trùng ăn lá, thuộc bộ cánh thẳng, đầu tròn, thân mập, nhảy giỏi và đặc biệt ăn hại cây xanh.

Đăng ngày: 21/03/2025
Kinh hãi tò vò ngọc lục bảo, ác mộng với những con gián

Kinh hãi tò vò ngọc lục bảo, ác mộng với những con gián

Vào thời điểm con gián làm sạch cơ thể mình xong, nọc độc của tò vò ngọc lục bảo đã hoàn toàn chiếm lấy ý chí của nó.

Đăng ngày: 21/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News