Phát hiện tàn tích siêu hiếm của người lính thời Trung cổ

Khám phá này mang đến cho các nhà nghiên cứu cơ hội hiểu thêm về con người thời Trung cổ.

Nhiều đồ đạc cá nhân của người lính thời Trung cổ được phát hiện trong tình trạng được bảo quản tốt. Hài cốt của người lính có thể liên quan với một trong những lâu đài quan trọng nhất ở vùng Baltic trong thời trung cổ.

Phát hiện tàn tích siêu hiếm của người lính thời Trung cổ
Những tàn tích còn sót lại của người lính thời Trung cổ.

Hồ Asveja là hồ lớn nhất ở Litva. Theo Baltic Course, hồ đã được khám phá gián đoạn bằng các phương pháp khảo cổ học dưới nước kể từ năm 1998. Nhiều phát hiện đã được tìm thấy và chúng bao gồm phần còn lại của những chiếc thuyền có thể là một chiếc phà, cùng cái được gọi là cầu Dubingiai cũ.

Cây cầu cũ được tìm thấy không xa một cây cầu ngày nay vẫn được sử dụng. Các đồ tạo tác từ thế kỷ XVII và XVII cũng được tìm thấy bên dưới mặt nước của hồ. Trong một lần lặn gần đây, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số hài cốt người dưới đáy hồ.

Nhà khảo cổ học Elena Pranckenaite nói rằng, hài cốt người được tìm thấy dưới một lớp bùn và cát ở độ sâu 9m. Một máy bơm nước đã được sử dụng để loại bỏ phù sa và trầm tích từ những phần còn lại. Phần còn lại của con người được phát hiện bằng cách loại bỏ bùn và cát một cách cẩn thận. Phát hiện dưới nước mới này là duy nhất và là loại đầu tiên ở Litva.

Theo điều tra ban đầu của các nhà nhân chủng học, phát hiện được cho là hài cốt của một người đàn ông trẻ tuổi. Người ta tin rằng chàng trai trẻ đã từng là một người lính thời Trung cổ. Điều này dựa trên các hiện vật được tìm thấy trên hài cốt.

Phát hiện tàn tích siêu hiếm của người lính thời Trung cổ
Các thợ lặn xác định vị trí hài cốt của người lính và các đồ kèm theo.

Một thanh kiếm được tìm thấy bên cạnh thi thể và hai con dao cùng một số đồ vật bằng da như dây đai cũng được tìm thấy. Người thanh niên đã chết đi đôi ủng da chắc chắn. Tất cả những đồ vật này đã được bảo tồn cực tốt trong lớp trầm tích dưới đáy hồ.

Các nhà nhân chủng học không thể ước tính niên đại của bộ hài cốt từ một nghiên cứu về xương. Tuy nhiên, một nghiên cứu về thanh kiếm và các đồ vật khác đã cho phép các chuyên gia xác định thời kỳ mà người lính sống. Những phát hiện này có thể có niên đại từ thế kỷ XVI.

Đây là thời kỳ mà Đại công quốc Litva là một trong những quốc gia hùng mạnh nhất ở Đông Âu và kiểm soát các vùng đất xa xôi về phía nam như Ukraine. Công quốc nằm trong một liên minh triều đại với Vương quốc Ba Lan.

Nguyên nhân cái chết của người lính vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, những gì còn lại được đặt gần pháo đài quan trọng của Lâu đài Dubingiai, ngày nay là tàn tích trên một bán đảo gần hồ. Đây là một trong những pháo đài quan trọng nhất ở Baltic và bảo vệ Litva khỏi các cuộc tấn công gần đó.

Người lính thời Trung cổ có thể đã chết trong một cuộc xung đột hoặc có thể bị chết đuối. Có khả năng người lính đã chết hơn 500 năm trước đã phục vụ trong đồn trú của lâu đài.

Phát hiện tàn tích siêu hiếm của người lính thời Trung cổ
Việc phát hiện ra hài cốt người lính thời Trung cổ một lần nữa cho thấy tầm quan trọng về mặt khảo cổ học của hồ Asveja.

Các chuyên gia hiện đã di chuyển hài cốt để kiểm tra thêm tại Đại học Vilnius, nơi những bộ xương đang được nghiên cứu bởi một nhóm đa ngành. Sau khi nghiên cứu hoàn tất, xương và các đồ tạo tác sẽ được chuyển đến Bảo tàng Quốc gia Litva, nơi chúng sẽ được xử lý và bảo tồn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bất ngờ phát hiện hóa thạch tiết lộ loài chim lội nước mới

Bất ngờ phát hiện hóa thạch tiết lộ loài chim lội nước mới

Các nhà sinh vật học phát hiện một loài chim lội nước đã tuyệt chủng cách đây nhiều thế kỷ thông qua mẫu vật hóa thạch trên đảo Henderson.

Đăng ngày: 18/11/2020
Hình ảnh 3D về cấu trúc bên trong kim tự tháp lần đầu được tiết lộ

Hình ảnh 3D về cấu trúc bên trong kim tự tháp lần đầu được tiết lộ

Bằng việc sử dụng tia vũ trụ, quét 3D hồng ngoại, laser, các chuyên gia Ai Cập và nước ngoài đã xây dựng hình ảnh 3D về cấu trúc bên trong kim tự tháp.

Đăng ngày: 17/11/2020
Chiếc bình vuông bằng đồng thời chiến quốc có giá gần 200 tỷ

Chiếc bình vuông bằng đồng thời chiến quốc có giá gần 200 tỷ

Mới đây, bức ảnh về một chiếc bình vuông bằng đồng quý hiếm từ thời Chiến Quốc được chụp lại ngay lập tức gây chấn động và thu hút sự chú ý kỳ lạ đến mê đắm của giới mộ điệu đồ đồng trên toàn thế giới.

Đăng ngày: 17/11/2020
Tìm thấy bình cổ chứa tiền vàng ở Jerusalem

Tìm thấy bình cổ chứa tiền vàng ở Jerusalem

Một chiếc bình nhỏ được tìm thấy ở khu Do Thái của thủ đô Israel vào tháng trước. Trong bình có 4 đồng tiền vàng, tương đương với 4 tháng lương của một người lao động phổ thông cách đây hơn 1.000 năm.

Đăng ngày: 16/11/2020
Đi hái nấm, người đàn ông vấp phải báu vật vô giá 3.300 năm

Đi hái nấm, người đàn ông vấp phải báu vật vô giá 3.300 năm

Những hiện vật mang giá trị khảo cổ lớn, nguyên vẹn đến kinh ngạc, đã biến buổi hái nấm của người đàn ông CH Czech thành cuộc săn tìm báu vật.

Đăng ngày: 16/11/2020
Máy xúc đào đường múc lên… cả một kho báu đầy trang sức 900 năm

Máy xúc đào đường múc lên… cả một kho báu đầy trang sức 900 năm

Một kho báu khảo cổ thực sự đã lộ diện ở Ba Lan nhờ quá trình thi công hệ thống khí đốt ở làng Poniaty Wiekie.

Đăng ngày: 16/11/2020
Đào mương, phát hiện 13 hầm mộ và

Đào mương, phát hiện 13 hầm mộ và "thành phố ma" đầy kho báu

Dự định đào mương nước của một người dân đã biến thành cuộc khảo cổ vĩ đại khi radar khảo sát khu đất liên tục tìm thấy hầm mộ dạng gò, thuyền và nhiều đền đài hơn ngàn năm tuổi.

Đăng ngày: 14/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News