Vì sao dơi vẫn có lúc đâm vào tường trong khi bay?
Đôi khi dơi vẫn bị va vào những bức tường lớn mặc dù chúng dùng hệ thống định vị bằng sóng âm thanh để phát hiện ra những vật cản này.
Dơi có khả năng ưu việt trong nhận biết âm thanh và phát hiện các vật thể nhỏ như muỗi bằng sóng âm thanh. Khả năng định vị bằng tiếng vang giúp chúng tính toán được vị trí ba chiều của cả vật thể lớn và nhỏ, nhận biết hình dạng, kích thước và kết cấu của vật thể. Để làm được như vậy, não của một con dơi xử lý các đặc điểm của âm thanh nhờ tiếng vọng từ vật thể như tần số, quang phổ và cường độ.
Đôi khi trong lúc bay, dơi vẫn bị và vào những bức tường lớn.
Nhưng đôi khi dơi vẫn bị và vào những bức tường lớn. Các nhà nghiên cứu ở Trường đại học Tel Aviv, Israel, đã kết luận rằng những va chạm này không phải do giới hạn cảm nhận mà do lỗi trong nhận thức âm thanh.
Nhóm nghiên cứu của Trường Khoa học Thần kinh Sagol, Israel, đã thả hàng chục con dơi vào một hành lang có nhiều vật thể có kích thước khác nhau và làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau.
Họ rất ngạc nhiên khi thấy những con dơi này đâm vào những bức tường xốp vốn, là loại vật liệu tạo ra tiếng vọng rất yếu. Hành vi này của những con dơi chứng tỏ hệ thống định vị bằng sóng âm thanh của chúng không hề phát hiện ra bức tường, có nghĩa là chúng không nhận thức được âm thanh chuẩn xác chứ không phải do không có khả năng cảm nhận.
Các nhà nghiên cứu đặt giả thuyết rằng sự kết hợp không tự nhiên của một vật thể lớn với một tiếng vang yếu làm gián đoạn nhận thức cảm tính của dơi và khiến chúng bỏ qua vật cản, giống như một người đâm vào những bức tường trong suốt.
Sau đó, các nhà nghiên cứu đã thay đổi tính năng của các vật thể dọc theo hành lang, thay đổi kích thước, kết cấu và cường độ tiếng vang của chúng. Họ kết luận rằng khả năng cảm thụ âm thanh của loài dơi phụ thuộc vào mối tương quan chặt chẽ của kích thước với vật thể trong tự nhiên, rằng một vật thể lớn sẽ tạo ra tiếng vang rõ rệt và vật thể nhỏ tạo ra tiếng vang yếu.
“Bằng cách cho những con dơi này tiếp xúc với những vật thể có đặc điểm âm thanh không thống nhất, chúng tôi có thể đánh lừa chúng, tạo ra một quan niệm sai lầm khiến chúng cứ cố gắng làm đi làm lại bay rồi đâm vào tường mặc dù chúng đã xác định đường bay bằng khả năng định vị bằng âm thanh” – Tiến sỹ Danilovich, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. “Thí nghiệm này cho chúng ta biết cách nhìn nhận thế giới của những sinh vật này, những sinh vật vốn có giác quan rất độc đáo và khác biệt với con người”.