Sốc: Vật liệu sự sống xuất hiện ở 9 nơi trên thế giới ngoài hành tinh
Trong quá trình thám thính mặt trăng Titan của sao Thổ, tàu vũ trụ Cassini của NASA đã tìm thấy nước và dạng hỗn hợp có thể chính là những khối xây dựng sự sống giống Trái đất sơ khai.
Theo bài công bố mới trên tạp chí khoa học Astronomy & Astrophysics, nghiên cứu kết hợp giữa NASA và ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu) đã cung cấp thêm một bằng chứng cực kỳ quan trọng cho thấy mặt trăng Titan của sao Thổ sống được, và có thể là một phiên bản giống hệt Trái đất sơ khai.
6 bức ảnh về Titan được tàu Cassini gửi về - (Ảnh: NASA).
Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi tiến sĩ Anezina Solomonidou của ESA đã sử dụng dữ liệu từ Bản đồ quang phổ và hồng ngoại trực quan do tàu Cassini của NASA gửi về Trái đất để tìm kiếm những gì xảy ra trong các hố thiên thạch trên Titan. Họ đã tìm thấy tới 9 miệng hố có dấu hiệu hóa học rõ ràng của nước đóng băng và cả vật liệu hữu cơ.
Vật liệu hữu cơ trong những miệng hố khổng lồ này nhiều đến nỗi dường như lấp đầy cả khu vực 9 miệng hố này đều nằm ở khu vực xích đạo, nơi những cơn mưa methane dữ dội trên thiên thể không rửa trôi những thứ được sinh ra từ các vụ va chạm tiểu hành tinh và sao chổi trong quá khứ.
Một trong những miệng hố được cho là sở hữu "vật liệu sự sống" sơ khai - (Ảnh: NASA).
Theo tiến sĩ Solomonidou, phát hiện này là một định hướng quan trọng cho sứ mệnh Dragonfly của NASA, dự kiến phóng năm 2027. Điểm mấu chốt của sứ mệnh này là những robot cỡ nhỏ có hình dạng và khả năng bay giống chuồn chuồn sẽ được đưa đến đây và cho đổ bộ trực tiếp xuống bề mặt thiên thể để nghiên cứu. Với Titan, họ tin rằng vật liệu hữu cơ được xác định qua dữ liệu quang phổ chính là dạng "khối xây dựng sự sống" giống với Trái đất sơ khai.
Trước đó, NASA từng ví von Titan như là một phiên bản ngoài hành tinh của Trái đất, khi phát hiện nơi đây cảnh quan đồi, núi, sông, hồ... không khác địa cầu, cùng một bầu khí quyển dày y hệt. Khác biệt duy nhất là sông ngòi của Titan chứa mê-tan lỏng chứ không phải nước. Nhưng các nghiên cứu về Trái đất cho thấy thuở sơ khai, hành tinh của chúng ta cũng vậy.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.
