Kì dị loài kiến thích “sưu tầm” đầu loài kiến khác để… trang trí tổ
Các nhà khoa học vừa phát hiện một loài kiến ở Florida (Mỹ) có một tập tính đặc biệt trong việc “trang trí” tổ của mình với… đầu của một loài kiến khác.
Đó chính là loài kiến Formica archboldi đã được nghiên cứu tới… 60 năm qua, xuất hiện chủ yếu ở các khu vực Đông Nam nước Mỹ. Tổ của loài kiến này khiến các chuyên gia đã vô cùng bất ngờ khi phát hiện có nhiều đầu của loài kiến khác bị chúng tấn công và tiêu diệt.
Adrian Smith, trưởng phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hành vi và Sinh học Tiến hóa tại Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Bắc Carolina, cho biết: “Nhiều loài kiến thông thường rất sạch sẽ, chúng sẽ loại bỏ những con kiến thợ đã chết hoặc thức ăn thừa. Nhiều con kiến mang chất thải của chúng ra ngoài tổ và chất thành một đống, nơi cũng có chức năng như một nghĩa trang. Ý tưởng chính để có một tổ sạch là bảo vệ kiến chúa khỏi bị nhiễm trùng".
Tuy nhiên, kiến Formica Arboldi không như vậy. Khi bạn mở tổ của chúng, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều bộ phận cơ thể.
Có nguồn gốc từ Florida, những con kiến Formica arboldi có sở thích thu thập hộp sọ này đặc biệt thích ăn thịt kiến bẫy hàm.
Kiến bẫy hàm hay kiến tên lửa là một chi kiến có nguồn gốc ở Nam Mỹ. Chúng được đặt tên là kiến bẫy hàm vì hàm dưới thuộc phần miệng của chúng có khả năng mở 180 độ giống như một cái bẫy. Hiện nó là một loài xâm lấn ở Mỹ. Loài này thường không phải là mục tiêu dễ dàng.
Formica archboldi là loài kiến có “sở thích” đặc biệt.
Theo các phân tích có được, có thể thấy loài kiến đặc biệt này biết cách tạo ra một lớp sáp bao phủ bề mặt để bẫy những con mồi. Sau đó, những nạn nhân của loài kiến này sẽ được cố định bởi một loại axit có kết dính rất bền.
"Hành vi đặc biệt của kiến Formica archboldi chính là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của đầu các loài kiến khác đã được bẫy thành các vật trang trí”, nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết.
Loài kiến này được biết thường làm tổ gần thân cây, đá, vỉa hè, hàng rào hoặc móng nhà. Đa số các loài kiến này thường đùn đất lên tạo thành ụ khi chúng đào xới bên dưới.
Bên cạnh đó, loài kiến này không cắn nhưng chúng có thể đốt và một số còn phun ra axit formic có thể gây đau đớn.
Họ hàng của loài kiến Formica archboldi còn nổi tiếng với việc tấn công tổ của các loài kiến khác, giết chết kiến chúa và mang trứng về tổ nuôi để làm kiến thợ.
Với những đặc tính đặc biệt của mình, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và cho rằng chúng ta nên cho loài kiến Formica archboldi đặc biệt vào danh sách các loài sinh vật kì lạ ở Florida.
- Kinh ngạc triệu con kiến bám vào nhau xây "cầu sống" tấn công tổ ong
- Từ hỗn loạn thành trật tự: Kiến tìm thức ăn như thế nào?
- Giải pháp môi trường nào để ứng phó trước cơn lũ rác thải điện mặt trời sắp ập đến?
- Các nhà khoa học Nga nghiên cứu lai tạo bướm đêm để... ăn rác nhựa
- Điều cần biết về chứng đổ mồ hôi đêm

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.
