Phát hiện tế bào gốc giúp sửa chữa các chấn thương xương

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, các tế bào gốc khác nhau chịu trách nhiệm sửa chữa các loại chấn thương xương khác nhau...

Mỗi loại tế bào gốc khác nhau sửa chữa chấn thương khác nhau

Nghiên cứu mới từ Viện Nghiên cứu Trung tâm y tế trẻ em tại UT Southwestern (CRI) cho thấy: Các quần thể tế bào gốc tạo xương (SSC) khác nhau góp phần sửa chữa các loại chấn thương xương khác nhau.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã xác định được các tế bào SSC trong tủy xương khác biệt với SSC trong màng xương. Cụ thể: "Trong khi các SSC của tủy xương chịu trách nhiệm cho việc sản xuất liên tục các tế bào xương thường và chấn thương xương nhỏ, thì các SSC của màng xương chịu trách nhiệm chính trong việc sửa chữa gãy xương".

SSC tạo ra các tế bào xương mới trong suốt cuộc đời để duy trì và sửa chữa bộ xương. Bộ xương khác thường ở chỗ có nhiều loại tế bào gốc cư trú ở các vùng khác nhau của xương, bao gồm trong tủy xương và trong màng xương. Sau chấn thương xương, như gãy xương, các SSC trong tủy xương và màng xương bắt đầu tăng sinh nhưng có những đóng góp rất khác nhau trong việc sửa chữa xương.

Phát hiện tế bào gốc giúp sửa chữa các chấn thương xương
Phát hiện mới sẽ giúp việc điều trị chấn thương xương chính xác hơn.

Trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu phát hiện ra SSC của tủy xương chịu trách nhiệm cho sự phát triển xương mới trong điều kiện bình thường khi trưởng thành.

Khi bị chấn thương xương, SSC tủy xương chỉ sửa chữa các chấn thương xương nhỏ, ổn định hơn. Ngược lại, các SSC của màng xương chịu trách nhiệm chính trong việc sửa chữa các chấn thương lớn, không ổn định như gãy xương.

Đáng ngạc nhiên, SSC màng xương không chỉ tái tạo xương mà còn tái tạo các tế bào trong tủy xương tại vị trí gãy, làm phát sinh các SSC mới của tủy xương.

TS. Sean Morrison, Giám đốc CRI cho biết: "Việc phát hiện ra các tế bào gốc tạo xương khác nhau chịu trách nhiệm cho các khía cạnh khác nhau trong bảo dưỡng và sửa chữa xương sẽ cho phép chúng tôi tập trung các nỗ lực tái tạo xương trong tương lai một cách chính xác".

Giúp lựa chọn phương pháp điều trị chấn thương xương phù hợp

Trong lịch sử, khi chưa phân biệt rõ được vai trò của các quần thể tế bào này, thì những đóng góp của tủy xương so với các SSC của màng xương trong việc sửa chữa xương đã được tranh luận rất nhiều.

Một nghiên cứu lớn trước đây trên chuột cũng phát hiện ra các SSC của màng xương được đánh dấu bởi một protein tín hiệu gọi là Gli1, trong khi các SSC của tủy xương được đánh dấu bởi thụ thể leptin và adiponectin. Những phát hiện này phù hợp với nghiên cứu trước đây từ phòng thí nghiệm của TS.Morrison: "SSC dương tính với thụ thể leptin của tủy xương là một nguồn chính của nguyên bào xương mới để bảo trì và sửa chữa xương".

Các nhà khoa học cho hay: "Những phát hiện trong nghiên cứu này mở ra một số hướng nghiên cứu mới về các tín hiệu kích hoạt các loại tế bào gốc xương khác nhau để phản ứng với chấn thương xương. Từ đó sẽ giúp việc điều trị cho bệnh nhân dựa trên loại chấn thương xương, thúc đẩy quá trình chữa lành gãy xương".

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chuyên gia phản bác quan điểm:

Chuyên gia phản bác quan điểm: "cơm có gì đâu mà ngon, dễ gây mập, chỉ cần ăn rau thịt là đủ rồi"

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội giải đáp về việc có nên bỏ cơm để giảm cân không và cách ăn cơm để tránh tăng cân.

Đăng ngày: 28/10/2022
Cần đi bao nhiêu bước mỗi ngày để giảm nguy cơ tăng huyết áp, tiểu đường và béo phì?

Cần đi bao nhiêu bước mỗi ngày để giảm nguy cơ tăng huyết áp, tiểu đường và béo phì?

Con số 10.000 là đầy thách thức với hầu hết mọi người. Và con số này cũng đã thay đổi theo một nghiên cứu mới đây.

Đăng ngày: 28/10/2022
Người xưa làm thế nào để chữa gãy xương?

Người xưa làm thế nào để chữa gãy xương?

Hiện nay, y học điều trị gãy xương, thường dùng những tấm kim loại để cố định, ghim đinh thép, hoặc sử dụng thạch cao băng bó cố định.

Đăng ngày: 28/10/2022
Thức uống giúp tăng cường miễn dịch mùa cúm

Thức uống giúp tăng cường miễn dịch mùa cúm

Nước gừng đang trở thành thức uống xu hướng trên mạng xã hội với tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, chống cảm cúm và giảm buồn nôn.

Đăng ngày: 27/10/2022
Đã tìm được cách chống lão hóa, con người có thể sống vài trăm tuổi?

Đã tìm được cách chống lão hóa, con người có thể sống vài trăm tuổi?

Các nhà khoa học đã và đang tìm mọi cách để kéo dài tuổi thọ của con người lên hàng trăm năm.

Đăng ngày: 26/10/2022
Mẹo giúp bạn uống đủ nước mỗi ngày

Mẹo giúp bạn uống đủ nước mỗi ngày

Một số người gặp khó khăn trong việc uống đủ nước mỗi ngày. Mang nước khi đi họp, thêm trái cây tươi vào nước hay tăng kích thước ly có thể giúp bạn uống nước nhiều hơn.

Đăng ngày: 26/10/2022
Bệnh truyền nhiễm gây chết người nhiều nhất thế giới quay lại

Bệnh truyền nhiễm gây chết người nhiều nhất thế giới quay lại

Sau những nỗ lực toàn cầu chống lại Covid-19, bệnh lao trở lại thành căn bệnh gây chết người nhiều nhất thế giới.

Đăng ngày: 26/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News