Phát hiện thêm 20 loại muỗi mang virus Zika

Các nhà khoa học đã phát hiện hơn 20 loài muỗi mang virus Zika ở châu Phi. Tuy nhiên, chưa rõ chúng có gây lây nhiễm trực tiếp cho con người hay không.

Cùng với đó, những nhà khoa học tại Brazil cho biết có một loại muỗi phổ biến hơn loài muỗi Aedes aegypi - thủ phạm chính được cho là lây lan virus Zika, có thể cũng mang virus này. Điều này cũng khiến công cuộc hạn chế sự lan truyền của căn bệnh càng khó khăn hơn.

Aedes aegypi đã được cho là thủ phạm chính gây lây lan Zika, ảnh hưởng đến hàng ngàn trẻ sơ sinh tại Brazil và các nước châu Mỹ Latinh khác. Tuy nhiên, các nhà khoa học Brazil thông báo vào ngày 3-3 rằng có một loại muỗi khác là Culex quinquefasciatus cũng có thể gây lây nhiễm Zika. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng virus Zika cũng có thể có ở những loại muỗi phổ biến khác.


Muỗi Culex quinquefasciatus phổ biến gấp 20 lần muỗi Aedes aegypi.

Tại Brazil, muỗi Culex quinquefasciatus phổ biến gấp 20 lần muỗi Aedes aegypi. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã xem xét máu thỏ bị nhiễm virus Zika từ muỗi Culex quinquefasciatus. Virus này đã lưu thông từ cơ thể muỗi sang tuyến nước bọt của chúng, nghĩa là chúng có thể truyền Zika bằng cách chích người.

Các cơ quan y tế chức năng đã cho rằng Aedes aegypi là loài muỗi chịu trách nhiệm chính cho dịch bệnh Zika. Có những bằng chứng cho thấy một số loài muỗi khác cũng lây truyền Zika và các nhà khoa học đã phát hiện hơn 20 loài muỗi mang virus này ở châu Phi, dù chưa rõ chúng có gây lây nhiễm trực tiếp cho con người.

Nhóm nghiên cứu Brazil cho rằng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định muỗi Culex trong tự nhiên có lây truyền visrus Zika hay không. Họ sẽ bắt muỗi Culex ở khu vực dịch bệnh để nghiên cứu thêm, nhưng công việc này có thể mất chừng tám tháng.


Muỗi Culex quinquefasciatus cũng sống ở những vùng cận nhiệt đới, và có thể tồn tại qua mùa đông.

Nếu loại virus phổ biến này có thể gây bệnh diện rộng, sẽ khó khăn hơn để kiềm chế dịch bệnh đang bùng phát. Brazil cho biết đã xác nhận 640 ca trẻ sơ sinh bị bệnh đầu nhỏ, hầu hết đều có mẹ bị nhiễm Zika. Ngoài ra, còn có hơn 4.200 ca nghi ngờ nhiễm virus khác. Zika được tìm thấy trong dịch cơ thể và mô của mẹ và con bị bệnh đầu nhỏ.

Muỗi Culex quinquefasciatus cũng sống ở những vùng cận nhiệt đới, và có thể tồn tại qua mùa đông. Không giống như Aedes aegypi, Culex quinquefasciatus có thể giữ virus trong hệ tuần hoàn qua cả những tháng lạnh. Dù loài muỗi này ưa thích máu chim hơn, chúng cũng thường cắn người, đặc biệt ở nông thôn. Điều này khiến việc diệt trừ muỗi ở các cụm cây cao và rậm sẽ khác biệt hơn nhiều so với muỗi sống ở vùng đất thấp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người

Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người

Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều loài hoa lại chứa những chất kịch độc có thể gây chết người.

Đăng ngày: 24/04/2025
Bài kiểm tra tuổi thật của cơ thể

Bài kiểm tra tuổi thật của cơ thể

Tuổi đời chưa hẳn đã là tuổi cơ thể. Nhiều người trẻ nhưng yếu ngang cụ già và ngược lại, không ít bậc cao niên cơ thể khỏe mạnh như mới đôi mươi. Hãy tính tuổi sinh học của cơ thể bằng các bài kiểm tra dưới đây do Bright Side gợi ý.

Đăng ngày: 22/04/2025
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News