Phát hiện thêm loài người khác tồn tại song song chúng ta suốt 200.000 năm

Nghiên cứu đứng đầu bởi giáo sư Russell Ciochon từ Đại học Iowa (Mỹ) khẳng định rằng trên một hòn đảo bí ẩn ở Đông Nam Á, người Homo ecrectus, giống người được cho là rất cổ, rất kém phát triển, đã âm thầm tồn tại sau vài trăm ngàn năm bị coi là tuyệt chủng trên toàn thế giới.

Phát hiện thêm loài người khác tồn tại song song chúng ta suốt 200.000 năm
Cận cảnh công trình khảo cổ tại đảo Java - (ảnh: IOWA UNIVERSITY).

Homo ecrectus được cho là một loài rất sơ khai của chi Người, và là loài đầu tiên biến đứng thẳng, đã lang thang trên trái đất từ 2 triệu năm trước. Họ được cho là tuyệt chủng từ 400.000-500.000 năm trước, từ trước khi loài Homo sapiens, còn gọi là "người hiện đại" hay "người tinh khôn", tức là chúng ta, xuất hiện.

Thế nhưng, nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature này khẳng định những phần hài cốt Homo ecrectus mới nhất mà nhóm khoa học gia tìm thấy ở khu vực Ngandong trên đảo Java (Indonesia) chỉ từ 117.000-108.000 năm tuổi. Điều này cho thấy họ không biến mất như chúng ta tưởng. Với tuổi đời trên 300.000 năm của loài Homo sapiens chúng ra, có thể nói loài người cổ này đã âm thầm tồn tại song song với chúng ta trong suốt 200.000 năm.

Phát hiện thêm loài người khác tồn tại song song chúng ta suốt 200.000 năm
Chân dung một người Homo Erectus - (ảnh: SCIENCE PHOTO LIBRARY).

Đó đã luôn là một sự tồn tại giấu mặt. Trong DNA nhiều người hiện đại còn dấu vết 2 loài người cổ là NeanderthalsDenisovans, bắt nguồn từ các cuộc hôn phối khác loài của tổ tiên. Nhưng dấu vết Homo erectus thì không. Đó là vì dường như từ khi con người ra đời, toàn bộ Homo erectus còn lại trên trái đất đã giấu mình ở đảo Java, khi đó còn hoang sơ và không có dấu chân một Homo sapiens nào.

Tổ tiên của nhóm người này, mà những gì còn sót lại là 12 hộp sọ và 2 chiếc xương cẳng chân, đã định cư trên Java trong khoảng 1 triệu năm. Những Homo erectus cuối cùng này có vẻ đã cùng chết trong thảm họa, dựa vào các đặc điểm của nơi họ được tìm thấy: một cơn lũ bùn quét sạch tất cả trên đường đi, có thể do mưa lớn hay núi lửa, cuốn họ vào những ngóc ngách thẳm sâu nhất ở hạ nguồn sông Solo.

Phát hiện thêm loài người khác tồn tại song song chúng ta suốt 200.000 năm
Giáo sư Russell Ciochon bên những hộp sọ của loài người cổ xưa này được tìm thấy tại Java - (ảnh: IOWA UNIVERSITY)

Như vậy loài người này đã tồn tại trên Trái đất tận 1,9 triệu năm, có thể là thời gian lâu nhất mà một loài thuộc chi Người đã sống còn.

Tuy nhiên trước khi tuyệt diệt, họ đã kịp để lại con cháu trên một số hòn đảo Đông Nam Á khác, những người đã tiến hóa thành Homo floresiensis, tức những "người lùn Hobbit" nổi tiếng đã đi vào văn học, phim ảnh. Tiếc rằng người Hobbit cũng đã tuyệt chủng vì thảm họa thiên nhiên.

Mãi tận 39.000 năm về trước, những Homo sapiens đầu tiên mới đặt chân lên đảo Java, khiến hòn đảo hoang sơ này một lần nữa có dân cư. Các nhà khoa học tin rằng thời đó, vào một số thời điểm trong năm, mực nước biển đủ thấp để làm lộ ra các cây cầu đất nối liền lục địa và một số đảo ở khu vực Đông Nam Á, giúp người cổ đại tìm kiếm các miền đất mới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tường chắn sóng 7.000 năm dưới biển Địa Trung Hải

Tường chắn sóng 7.000 năm dưới biển Địa Trung Hải

Bức tường dài 100 m và cao gần 3 m từng bảo vệ những người dân làng thời Đồ đá mới khi nước biển dâng cao cuối kỷ Băng Hà.

Đăng ngày: 21/12/2019
Bãi cọc Cao Quỳ mở ra hướng nghiên cứu mới

Bãi cọc Cao Quỳ mở ra hướng nghiên cứu mới

Các nhà khoa học cho rằng việc phát hiện bãi cọc Cao Quỳ mở ra hướng nghiên cứu mới về chiến dịch Bạch Đằng Giang, có thể làm thay đổi nhận định trước đây.

Đăng ngày: 21/12/2019
Di dời nhà thờ cổ nặng 1.700 tấn bằng xe tải

Di dời nhà thờ cổ nặng 1.700 tấn bằng xe tải

Nhà thờ Hồi giáo 600 năm tuổi được đặt lên xe tải 256 bánh, chuyển đến địa điểm mới cách xa 4,7 km.

Đăng ngày: 20/12/2019
Ngôi mộ 1.300 năm của con rể Võ Tắc Thiên

Ngôi mộ 1.300 năm của con rể Võ Tắc Thiên

Ngôi mộ ở tỉnh Sơn Tây chứa 120 cổ vật và bản khắc chữ về tiểu sử của Tiết Thiệu, một phò mã dưới triều Đường.

Đăng ngày: 20/12/2019
Phát hiện tàn tích khu rừng cổ nhất thế giới

Phát hiện tàn tích khu rừng cổ nhất thế giới

Các nhà nghiên cứu khai quật tàn tích của một khu rừng trải dài 400 km từ bang New York State tới Pennsylvania cách đây hơn 380 triệu năm.

Đăng ngày: 20/12/2019
Cá sấu tiền sử nặng 3 tấn và dài bằng xe buýt

Cá sấu tiền sử nặng 3 tấn và dài bằng xe buýt

Trọng lượng đồ sộ là nguyên nhân thúc đẩy cá sấu caiman tiền sử mọc thêm đốt sống ở xương cùng để chống đỡ sức nặng.

Đăng ngày: 19/12/2019
Phát hiện tàn tích xưởng nước mắm 2.000 năm

Phát hiện tàn tích xưởng nước mắm 2.000 năm

Xưởng chế tạo garum, loại nước mắm nổi tiếng người La Mã mang theo trong mọi cuộc chinh phạt, nằm cách xa thành phố cổ do gây mùi khó chịu.

Đăng ngày: 19/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News