Phát hiện thêm một loài khủng long ăn cỏ

Các nhà cổ sinh vật học thuộc ĐH Pennsylvania vừa khám phá một loài khủng long ăn cỏ mới dựa trên bộ khung xương phát hiện tại phía tây bang New Mexico (Mỹ).

Bộ xương không hoàn chỉnh của chúng bao gồm mộ phần hộp sọ, vài đốt sống lưng và những mảnh xương sườn nhỏ. Bằng các phương pháp chuyên ngành, loài khủng long mới có tên khoa học là Jeyawati rugoculus, sinh sống chủ yếu ở hệ sinh thái rừng có đầm lầy. Chúng phát triển nhất dọc theo các bãi biển nội địa cách đây 91 triệu năm.

Tên gọi của loài khủng long mới có nghĩa là “miệng nghiến ken két và mắt lượn sóng”. Chúng là động vật ăn cỏ, thức ăn chủ yếu là cây dương xỉ cổ đại và các cây lá kim.

Phát hiện thêm một loài khủng long ăn cỏ

Hình ảnh được các chuyên gia đồ họa mô phỏng loài khủng long ăn cỏ mới.

Loài Jeyawati có họ hàng gần với loài khủng long mỏ vịt hadrosaur đã được phát hiện trước đây, sinh sống phổ biến ở bán cầu Bắc giai đoạn cuối kỷ Phấn trắng, khoảng 65-80 triệu năm trước. Theo mô phỏng, loài Jeyawati còn giữ lại nhiều đặc tính ban đầu về răng và hàm của loài khủng long hadrosaur.

Từ Jeyawati được phát âm thành hai tiếng trong ngôn ngữ của người Zuni-một tộc người châu Mỹ bản địa, sinh sống dọc theo dòng sông Zuni, phía Tây New Mexico. Tên gọi này liên tưởng đến bộ máy nhai phức tạp đã tiến hóa của nòi động vật ăn cỏ.

Phần thứ hai của tên khủng long, rugoculus, là một từ tiếng Latinh, bao gồm rugaoculus, có nghĩa là mắt lượn sóng. Nó miêu tả chức năng độc nhất của loài khủng long mới này. Một trong những cái xương giữ hố mắt của nó tạo thành kiểu dáng lồi lõm bên ngoài, có thể giúp loài này có khả năng quan sát rộng hơn ở phần trước và sau mắt.

Tiến sĩ Andrew Mc.Donald, trưởng nhóm nghiên cứu nhận xét: “Loài khủng long mới dương như phải cam chịu một cuộc sống vô cùng khó khăn. Một vài phần xương sườn gẫy có dấu hiệu sưng và có bề mặt gồ ghề. Điều đó nói lên, loài vật này đã bị tổn thương hoặc gẫy xương sườn vài lần trong đời. Những tổn thương đã hồi phục trước khi con vật chết”. 

Phát hiện thêm một loài khủng long ăn cỏ

Những mẫu xương hóa thạch của loài khủng long mới, bao gồm một phần hộp sọ, đốt xương sống và mảnh vỡ của xương sườn.


Những hóa thạch của loài khủng long ăn cỏ mới đã được phát hiện từ năm 1996. Nhưng cho đến trước phát hiện này, Jeyawati được xếp vào nhóm khủng long và thú chưa được phân loại trong gần 15 năm.

Theo ông Donald, dựa vào những phần hóa thạch thu được, chúng ta có thể giả thuyết rằng, loài khủng long đi bằng bốn chi, nhưng cũng có khả năng đứng trên hai chi sau.

Những phần xương của Jeyawati được đưa về bảo tàng Lịch sử tự nhiên bang Arizona (Mỹ) để lưu giữ cùng nhiều mẫu khủng long vừa được khám phá tại khu vực trên. Trong đó có loài khủng long Zuniceratops có sừng, hay một con quái vật kì lạ ăn cỏ Nothronychus.

Nguồn: Science Daily

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Một đợt hạn hán ở Ireland có lẽ đã khiến hoa màu khô héo, nhưng nó cũng mang lại một điểm tích cực, ít nhất là với các nhà sử học.

Đăng ngày: 23/07/2018
Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm có niên đại cách đây khoảng 4.500 năm được giới khảo cổ phát hiện trong quá trình tu bổ đền Kom Ombo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Các nhà khoa học giải mã bí ẩn cuộn giấy cói cổ có niên đại 2.000 năm trong bộ sưu tập của Đại học Basel, Thụy Sĩ, theo Live Science.

Đăng ngày: 21/07/2018
Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Mảnh giấy cói 3.000 năm tuổi của người Ai Cập cổ đại mới được các chuyên gia tìm thấy là một phần của tài liệu có tên gọi Papyrus Salt 124.

Đăng ngày: 20/07/2018
Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Các nhà cổ sinh vật học tỏ ra bối rối khi lần đầu khai quật hóa thạch khủng long bọc giáp đầu đầy gai nhọn ở bang Utah, Mỹ, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Chiếc quan tài đồ sộ màu đen bí ẩn không chứa xác Alexander Đại đế hay lời nguyền chết chóc như suy đoán trước đó.

Đăng ngày: 20/07/2018
Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Con rắn non bò ra khỏi vỏ cách đây 99 triệu năm ở Đông Nam Á không có cơ hội lớn lên. Thay vào đó, nó bị nhựa cây rơi trúng và cuối cùng chết cứng trong nấm mộ hổ phách.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News