Phát hiện thiên hà xoắn ốc có "cánh tay ma quái"

NASA công bố ảnh chụp cận tuyệt đẹp của thiên hà NGC 4848, cho thấy cấu trúc chi tiết của các nhánh xoắn ốc.

Phát hiện thiên hà xoắn ốc có cánh tay ma quái
Thiên hà NGC 4848 chụp bởi Hubble. (Ảnh: NASA/ESA).

NGC 4848 nằm ở phía bắc chòm sao Hậu Phát (Coma Berenices), cách Trái đất khoảng 336 triệu năm ánh sáng. Nó được phân loại là một thiên hà xoắn ốc gãy khúc hay thiên hà xoắn ốc có thanh ngang, giống như dài Ngân hà của chúng ta.

Điểm đặc trưng của hầu hết các thiên hà xoắn ốc là chúng chứa vô số nhánh xoắn hình vòng cung mở rộng từ trung tâm ra phía ngoài. Trong hình ảnh mới nhất của NGC 4848, được chụp bằng Máy ảnh trường rộng 3 trên Kính viễn vọng Không gian Hubble, các nhánh xoắn ốc màu xanh bạc tuyệt đẹp của thiên hà có thể được quan sát một cách chi tiết.

"Hubble không chỉ ghi lại rõ nét phần bên trong của các nhánh xoắn ốc, nơi chứa hàng trăm nghìn ngôi sao trẻ sáng rực có màu xanh lam, mà còn cho chúng ta thấy những chiếc đuôi mờ nhạt mở rộng ra phía ngoài, trông giống như những cánh tay ma quái", NASA mô tả.

NGC 4848 được phát hiện lần đầu vào ngày 21/4/1865 bởi nhà thiên văn học người Đức Heinrich Louis d’Arrest. Theo ước tính, nó lớn gần gấp rưỡi dải Ngân hà của chúng ta với đường kính xấp xỉ 150.000 năm ánh sáng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sao chổi gây thương nhớ và mưa sao băng thắp sáng bầu trời Việt Nam

Sao chổi gây thương nhớ và mưa sao băng thắp sáng bầu trời Việt Nam

Trong tháng 7 và tháng 8, người yêu thích bầu trời ở Việt Nam sẽ được quan sát cùng lúc trọn bộ 3 sự kiện thiên văn mãn nhãn.

Đăng ngày: 22/07/2020
Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà thiên văn học quan sát được 1 hố đen vừa

Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà thiên văn học quan sát được 1 hố đen vừa "chớp mắt"

Quầng hào quang của hố đen này đã lịm tắt trước khi bừng sáng rực rỡ trở lại chỉ trong vỏn vẹn 40 ngày, 1 điều mà giới khoa học chưa từng quan sát được trước đây.

Đăng ngày: 22/07/2020
Thiên thạch đang bay gần Trái đất với tốc độ 48.000km/h

Thiên thạch đang bay gần Trái đất với tốc độ 48.000km/h

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA) cảnh báo một tiểu hành tinh khổng lồ, di chuyển gần Trái đất với tốc độ 48.000km/h vào ngày 24/7.

Đăng ngày: 21/07/2020
Phát hiện thiên hà ma quái mang

Phát hiện thiên hà ma quái mang "trái tim kho báu" 550.000 Mặt trời

Thiên hà lùn Bóng ma của Mirach cách Trái đất 10 triệu năm ánh sáng sở hữu một lỗ đen trung gian – liên kết bị mất từ vũ trụ sơ khai mà giới thiên văn bấy lâu tìm kiếm.

Đăng ngày: 21/07/2020
Công bố bản đồ vũ trụ 3D lớn nhất từ trước tới nay

Công bố bản đồ vũ trụ 3D lớn nhất từ trước tới nay

Ngày 20/7, các nhà vật lý thiên văn học đã công bố bản đồ 3D lớn nhất từ trước tới nay mô phỏng đầy đủ nhất về quá trình hình thành vũ trụ.

Đăng ngày: 20/07/2020
Phát hiện nhiều ngoại hành tinh có đại dương giống Trái đất

Phát hiện nhiều ngoại hành tinh có đại dương giống Trái đất

Trong vòng vài thập kỷ nay, các nhà thiên văn học đã phát hiện hơn 4.000 ngoại hành tinh (hành tinh ngoài Hệ Mặt trời).

Đăng ngày: 19/07/2020
Cùng ngắm 5 hành tinh nhìn được bằng mắt thường và một sao chổi xuất hiện từ cuối tuần này

Cùng ngắm 5 hành tinh nhìn được bằng mắt thường và một sao chổi xuất hiện từ cuối tuần này

Có bao nhiêu hành tinh bạn đã nhìn thấy bằng mắt thường? Còn sao chổi? Về mặt kỹ thuật, chỉ có 5 trong số 7 hành tinh khác trong Hệ Mặt trời có thể được nhìn thấy mà không cần ống nhòm hoặc kính viễn vọng nhỏ.

Đăng ngày: 19/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News