Cùng ngắm 5 hành tinh nhìn được bằng mắt thường và một sao chổi xuất hiện từ cuối tuần này

Có bao nhiêu hành tinh bạn đã nhìn thấy bằng mắt thường? Còn sao chổi? Về mặt kỹ thuật, chỉ có 5 trong số 7 hành tinh khác trong Hệ Mặt trời có thể được nhìn thấy mà không cần ống nhòm hoặc kính viễn vọng nhỏ. Tất cả chúng đều xuất hiện trên bầu trời đêm từ cuối tuần này.

Nếu bạn chưa bao giờ cố ý nhìn thấy một hành tinh, hoặc chỉ từng nhìn thấy các hành tinh dễ thấy - sao Kim và sao Mộc – thì sắp tới đây có thêm cơ hội để bạn đưa vào bộ sưu tập hành tinh đã nhìn thấy của bạn. Ngoài ra, đừng quên sao chổi NEOWISE cũng dễ dàng nhìn thấy trong tuần này trên bầu trời đêm sau hoàng hôn. Neowise sẽ đạt đến điểm gần nhất với trái đất vào ngày 23/7. Sao chổi có thể được quan sát thấy trên khắp Bắc bán cầu cho đến giữa tháng 8 - thời điểm nó quay trở lại vùng bên ngoài Hệ Mặt trời.

Cùng ngắm 5 hành tinh nhìn được bằng mắt thường và một sao chổi xuất hiện từ cuối tuần này
Bạn nên dậy vào sáng sớm để thấy tất cả 5 hành tinh trên cùng một bầu trời.

Từ Chủ nhật, ngày 19/7/2020 và tất cả các tuần tiếp theo, những hành tinh này sẽ xuất hiện trên bầu trời đêm của chúng ta, "khuyến mại" thêm hình ảnh Mặt trăng lưỡi liềm cùng với Sao Mộc, Sao Thổ rồi Sao Hỏa vào cuối tuần này.

  • Sao Thủy (bầu trời buổi sáng)
  • Sao Kim (bầu trời buổi sáng)
  • Sao Hoả
  • Sao Mộc
  • Sao Thổ

Những hành tinh nào sẽ được nhìn thấy và khi nào?

Bạn sẽ cần thực sự thức dậy vào sáng sớm để thấy tất cả 5 hành tinh trên cùng một bầu trời, hoặc bạn có thể theo dõi chúng thành hai phiên. Hãy thức dậy vài giờ trước khi mặt trời mọc vào Chủ nhật, ngày 19/7 và bạn có thể nhìn thấy phía trên đường chân trời phía đông:

  • Sao Thủy mọc ở phía đông bắc khoảng 45 phút trước khi mặt trời mọc (tìm một chấm nhỏ màu đỏ).
  • Sao Kim chiếu sáng ở phía đông (rất sáng và rất dễ nhìn thấy).

Khi đứng ở khu vực quang đãng, hãy hướng tầm nhìn về đường chân trời phía tây, bạn sẽ thấy:

  • Sao Mộc sẽ chìm trong bầu trời phía tây.
  • Sao Thổ sẽ ở ngay trên sao Mộc trên bầu trời phía tây.
  • Sao Hỏa sẽ cao hơn nhiều so với đường chân trời phía nam.

Bạn sẽ chỉ có thể nhìn thấy sao Kim và sao Thủy trước bình minh, nhưng dễ dàng nhìn thấy sao Mộc, sao Thổ và sao Hỏa ở phía đông ngay sau khi trời tối (đối với sao Hỏa bạn sẽ phải chờ trong vài giờ), vì vậy hãy theo dõi hai phiên quan sát riêng biệt nếu bạn chỉ có tầm nhìn rõ ràng về phía đông.

Làm thế nào để ngắm từng hành tinh tốt nhất?

Do kích thước và độ sáng mỗi hành tinh rất khác nhau, nên giờ đây chúng ta sẽ thấy lần lượt từng hành tinh:

  • Sao Thủy: Khó nhìn bằng mắt thường, vì vậy hãy sử dụng ống nhòm và quét xung quanh đường chân trời.
  • Sao Kim: Dễ nhìn với mắt thường siêu sáng!
  • Sao Hỏa: Dễ nhìn bằng mắt thường. Ba tàu vũ trụ sẽ được phóng lên sao Hỏa trong tháng này.
  • Sao Mộc: Dễ nhìn bằng mắt thường siêu sáng! Bất kỳ cặp ống nhòm nào cũng sẽ đưa một số trong số 4 bốn mặt trăng lớn nhất của nó vào tầm nhìn, và bất kỳ kính viễn vọng nào cũng sẽ có thể đưa các dải màu hồng của nó vào trong tầm nhìn. Hành tinh lùn Pluto cũng đang ẩn nấp ngay bên dưới Sao Mộc, nhưng nó quá nhỏ để có thể nhìn thấy ngay cả khi sử dụng một kính viễn vọng lớn.
  • Sao Thổ: Dễ nhìn bằng mắt thường. Với bất kỳ kính viễn vọng nào, một kính thiên văn 6 inch là tốt nhất, bạn cũng sẽ có thể nhìn thấy cả các vòng nhẫn (vành đai) của nó.

Sao Hải Vương thì sao?

Trên bầu trời rất tối, về mặt kỹ thuật có thể nhìn thấy sao Hải Vương bằng mắt thường như một chấm màu xanh nhạt. Thời gian tốt nhất để thử là lúc nó đang xung đối – tức sẽ ở mức lớn nhất và sáng nhất xảy ra vào ngày 11/9/2020. Xung đối (opposition) là một thuật ngữ sử dụng trong quan trắc thiên văn và thuật đo sao để chỉ ra khi một thiên thể nằm ở phía đối diện trên bầu trời khi được quan sát từ một địa điểm đặc biệt (thường là Trái Đất).

Cách xem mưa sao băng Delta Aquarids 2020

Delta Aquarids là một trong những trận mưa sao băng kéo dài nhất trong tất cả mưa sao băng. Diễn ra từ ngày 12/7 đến ngày 23/8, đỉnh mưa sao băng Delta Aquarids vào đầu giờ thứ Tư ngày 29/7. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ngắm sao băng trong một số đêm xung quanh ngày 29 tới.

Những ngôi sao rơi - khoảng 20 sao mỗi giờ - sẽ xuất hiện bắt nguồn từ chòm sao Bảo Bình, Water Bearer. Một hoặc hai giờ trước bình minh là thời điểm tốt nhất để ngắm sao băng. Điều kiện ngắm sao băng tốt nhất là đêm tối nhất có thể, và không có bất kỳ loại ánh sáng trắng nào trong tầm nhìn của bạn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nếu Trái đất có kích thước lớn hơn Mặt trời, một kết cục hoàn toàn bất ngờ sẽ xảy đến với chúng ta

Nếu Trái đất có kích thước lớn hơn Mặt trời, một kết cục hoàn toàn bất ngờ sẽ xảy đến với chúng ta

Hãy thử đặt ra một câu hỏi mang tính "giả tưởng": Điều gì sẽ xảy ra nếu Mặt Trời bị thu nhỏ lại và có kích thước bé hơn Trái đất?

Đăng ngày: 18/07/2020
Vật thể lạ chết một nửa lao nhanh giữa thiên hà chứa Trái đất

Vật thể lạ chết một nửa lao nhanh giữa thiên hà chứa Trái đất

Một hiện tượng chưa từng thấy đã xảy ra trên bầu trời, hậu quả là một vật thể lạ trong tình trạng xác sống đang bay khắp Milky Way với tốc độ khoảng 900.000 km/giờ.

Đăng ngày: 18/07/2020
Thu được

Thu được "hạt ma quái" phát ra từ Mặt trời

Các nhà vật lý lần đầu phát hiện các hạt neutrino CNO hiếm được tạo ra từ hỗn hợp nóng chảy bên trong Mặt Trời.

Đăng ngày: 17/07/2020
Tàu vũ trụ Nhật Bản sẽ trở về Trái đất vào tháng 12

Tàu vũ trụ Nhật Bản sẽ trở về Trái đất vào tháng 12

Tàu Hayabusa2 đang trên đường "hồi hương", mang theo những mẫu vật quý giá thu thập từ tiểu hành tinh Ryugu 4,5 tỷ năm tuổi.

Đăng ngày: 17/07/2020
Siêu máy tính mô phỏng vụ va chạm giữa hai hành tinh

Siêu máy tính mô phỏng vụ va chạm giữa hai hành tinh

Các nhà khoa học Anh mô phỏng các trường hợp va chạm giữa hai hành tinh, cho thấy sự biến đổi mạnh mẽ trong bầu khí quyển của chúng.

Đăng ngày: 17/07/2020
Hot: NASA công bố ảnh chụp gần bề mặt Mặt trời nhất

Hot: NASA công bố ảnh chụp gần bề mặt Mặt trời nhất

Những vệt lóa nhỏ kỳ lạ có biệt danh “lửa trại” được ghi hình lần đầu tiên trong ảnh chụp Mặt Trời ở khoảng cách gần nhất của tàu thăm dò Solar Orbiter.

Đăng ngày: 17/07/2020
NASA sắp công bố ảnh chụp gần nhất của Mặt trời

NASA sắp công bố ảnh chụp gần nhất của Mặt trời

Loạt ảnh cận cảnh Mặt trời được tàu Solar Orbiter chụp khi bay cách bề mặt ngôi sao 75,6 triệu km.

Đăng ngày: 16/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News