Phát hiện thiên thạch lớn lao vào mặt trăng
Mặt trăng có thêm một hố mới trên bề mặt sau khi một khối đá khổng lồ đâm trúng nó hồi tháng 3.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo rằng khối đá lao vào mặt trăng hôm 17/3 với vận tốc 90.000km/h, tạo ra một hố có đường kính khoảng 20m. Vụ va chạm cũng tạo ra tiếng nổ và một chớp sáng mạnh đến nỗi con người có thể thấy bằng mắt thường, AP đưa tin.
Hình minh họa thiên thạch đâm trúng mặt trăng hôm 17/3. (Ảnh: NASA)
"Chớp sáng có độ sáng gấp gần 10 lần so với những chớp sáng mạnh nhất mà chúng tôi từng thấy", Bill Cooke, một nhà nghiên cứu của NASA phát biểu.
Các nhà thiên văn của NASA đã theo dõi những vụ thiên thạch lao trúng mặt trăng trong 8 năm qua, nhưng họ chưa thấy vụ va chạm nào mạnh như thế. Họ không thấy vụ nổ hôm 17/3 khi nó diễn ra. Chỉ đến khi Ron Suggs, một nhà phân tích của NASA, xem lại một đoạn video do kính thiên văn quay, ông mới nhận ra vụ nổ.
Vị trí thiên thạch lao vào mặt trăng hôm 17/3. (Ảnh: NASA)
Suggs và các đồng nghiệp nhận định viên đá có chiều rộng từ 30 tới 40cm, khối lượng khoảng 40kg. Vụ nổ có sức công phá tương tương 5 tấn thuốc nổ TNT.
Địa cầu có bầu khí quyển để ngăn chặn tác động của những thiên thạch. Do không có khí quyển, mặt trăng trở thành mục tiêu mà mọi thiên thạch có thể bắn phá. Theo tính toán của NASA, hơn 300 thiên thạch đã đâm trúng mặt trăng từ năm 2005 tới nay.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
