Phát hiện thứ bí ẩn “giống với sự sống” ở đáy Thái Bình Dương
Các cấu trúc kỳ lạ bao quanh các lỗ thông thủy nhiệt dưới đại dương sâu có thể giúp chúng ta giải thích về nguồn gốc sự sống.
Nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Ryuhei Nakamura từ Trung tâm Khoa học tài nguyên bền vững RIKEN (CSRS) và Viện Khoa học Trái đất và sự sống (ELSI) thuộc Viện Công nghệ Tokyo (Nhật Bản) đã phát hiện ra các cấu trúc nano vô cơ bí ẩn được mô tả là "giống với sự sống".
Bài công bố trên tạp chí Nature Communications giải thích rằng nước biển thấm sâu xuống Trái đất qua các vết nứt dưới đáy đại dương, nó được làm nóng, nổi lên bề mặt và được giải phóng trở lại đại dương qua các vết nứt gọi là lỗ thông thủy nhiệt.
Môi trường quanh hệ thống thủy nhiệt dưới đáy biển - (Ảnh: SCITECH DAILY).
Nước nóng dâng lên chứa các khoáng chất hòa tan từ sâu trong lòng hành tinh và khi gặp nước biển mát, các phản ứng hóa học đẩy các ion khoáng chất ra khỏi nước, nơi chúng tạo thành các cấu trúc rắn xung quanh lỗ thông gọi là chất kết tủa.
Các lỗ thông thủy nhiệt được cho là nơi sinh ra sự sống trên Trái đất vì chúng cung cấp các điều kiện cần thiết: Sự ổn định, giàu khoáng chất và chứa các nguồn năng lượng.
Các tác giả đã nghiên cứu các lỗ thông thủy nhiệt chứa serpentinite vì chúng được bao quanh bởi các chất kết tủa có cấu trúc lớp rất phức tạp hình thành từ oxit kim loại, hydroxit và cacbonat.
Các mẫu được thu thập từ Shinkai Seep Field, nằm ở Rãnh Mariana của Thái Bình Dương, ở độ sâu 5743 m.
Thật bất ngờ, họ đã xác định được sự hiện diện của quá trình chuyển đổi năng lượng thẩm thấu, một chức năng quan trọng trong đời sống sinh vật hiện đại, ở các cấu trúc nano xung quanh lỗ thông thủy nhiệt này.
Nói cách khác xung quanh các lỗ thông thủy nhiệt này là các cấu trúc li ti đang mô phỏng lại cách sự sống tạo ra năng lượng để sinh tồn, một kiểu "ăn uống" sơ khai.
Vì vậy, phát hiện này là một lời gợi ý cho cách mà sự sống đã bắt đầu từ các yếu tố vô cơ, quanh các lỗ thông thủy nhiệt hàng tỉ năm về trước.
Các cấu trúc nano này tự tổ chức và hoạt động như các kênh ion chọn lọc, tạo ra năng lượng có thể được khai thác dưới dạng điện
Khám phá này không chỉ có thể tác động đến sự hiểu biết của chúng ta về nguồn gốc sự sống mà còn có thể được áp dụng vào việc khai thác năng lượng xanh công nghiệp.

Những bãi biển nguy hiểm nhất thế giới
Phần lớn du khách đều muốn đi biển vào mùa hè, nhưng nhiều bãi biển tiềm ẩn những nguy hiểm chết người.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn
Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Sự thật đằng sau việc cho cá voi trắng ăn đá viên là gì?
Trong mùa hè thiêu đốt này, có lẽ bạn đang nghĩ ra nhiều cách khác nhau để giải nhiệt. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc tại sao chúng ta thường thấy người ta cho cá voi beluga ăn đá viên không?

Đốm màu bí ẩn khổng lồ ở Thái Bình Dương cuối cùng cũng được hé lộ
Được biết tới kể từ năm 2010, những đốm màu khổng lồ ở Thái Bình Dương đã trở thành một bí ẩn với những ai chứng kiến.
