Phát hiện và bảo tồn các loài cây lương thực hoang dã
Các nhà khoa học vừa công bố những dữ liệu đầy đủ nhất liên quan đến những loài cây hoang dã có họ hàng với cây lương thực phổ biến hiện nay.
Những loài cây hoang dã này có mối liên quan di truyền gần gũi nhất với cây lương thực mà chúng ta đang sử dụng. Chúng mọc dại trên diện rộng và sống dưới những môi trường tự nhiên khác nhau, điều này khiến chúng phát triển hơn về khả năng chống chịu cũng như thích nghi.
Tuy nhiên, rất nhiều trong số những loài đó lại sống ở những vùng có xảy ra xung đột như Trung Đông, dẫn đến việc bảo tồn chúng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Nhóm nghiên cứu đến từ trường Đại học Birmingham đã thực hiện dự án nghiên cứu về các loài có họ cây lương thực và nhấn mạnh những “điểm nóng” trên toàn cầu - nơi tập trung nhiều loài khác nhau. Ở đây, chúng được bảo tồn trong điều kiện an ninh tốt để bảo đảm nguồn lương thực cho thế giới trong tương lai.
Nông dân sẽ tiến hành lai tạo các họ hàng lương thực hoang dã và các loại cây lương thực phổ biến có sẵn để sản xuất và nhằm làm đa dạng các loại rau củ, trái cây, ngũ cốc có khả năng thích nghi mạnh mẽ hơn với điều kiện khí hậu từng địa phương.
Dẫn đầu nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Nigel Maxted đến từ trường Đại học Birmingham cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi không chỉ dừng lại ở việc bảo tồn những loài cây có họ lương thực hoang dã, mà còn đẩy mạnh sử dụng những nguồn giống lai tạo đa dạng để phát triển cây trồng đa dạng hơn đồng thời có khả năng phục hồi đối với biển đổi khí hậu”.
Những loài cây dại này có chứa những đặc tính hữu ích như thích nghi với hạn hán hay khả năng hồi phục nhanh sau dịch bệnh hay sâu hại hoành hành.
Tiến sĩ Nigel cũng cho biết: “Chúng tôi chưa có cơ hội để bảo tồn và sử dụng những loài cây lương thực hoang dã này theo hệ thống trên quy mô toàn cầu, bởi vẫn còn những sự thiếu hụt trong khâu xác định loài và vùng phân bố của chúng. Thông qua việc thực hiện những bản kiểm kê tài nguyên , chúng tôi có thể khám phá ra và định vị những quốc gia và vùng lãnh thổ đa dạng và giàu có nhất những loài cây lương thực dại ưu tiên, sau đó, chúng tôi có thể tiến hành canh tác và bảo tồn có hiệu quả hơn tại những vùng này”.
Theo nhóm nghiên cứu, đô thị hóa, biến đổi khí hậu và xung đột tại những vùng điểm nóng là những nguyên nhân khiến 12% trong tổng số loài cây họ hàng lương thực bị đe dọa tuyệt chủng hoặc mất đi đa dạng di truyền.
Dự án này, nhằm bảo tồn thông tin di truyền các loài cây lương thực hoang dã tại ngân hàng di truyền. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Nigel: "Việc bảo tồn các loài này trong viện di truyền là hết sức quan trọng, nhưng cũng rất cần thiết để bảo tồn chúng trong môi trường tự nhiên để chúng tiếp tục thích nghi với những biến đổi của khí hậu cũng như sâu hại và dịch bệnh”.
“Dân số thế giới đang ở con số 7,3 tỉ người, và tới năm 2050, con số này sẽ tăng lên đến 9,6 theo tính toán. Do đó , việc cấp thiết để bảo tồn các loài lương thực hoang dã sẽ phải trở thành một phần tất yếu trong việc giải quyết vấn đề về an ninh lương thực thế giới trong tương lai”.