Phát hiện về carbon và sự sống trong lòng Trái Đất

Phát hiện của các nhà khoa học đang thực hiện công trình có tên gọi Deep Carbon Observatory, nghiên cứu về sự vận động của carbon bên dưới bề mặt Trái Đất cho biết không gian chưa phải là nơi duy nhất tồn tại sự sống.

Nghiên cứu này có sự tham gia của các nhà khoa học từ 40 nước trong thời gian 10 năm - bắt đầu từ năm 2009 với kinh phí 500 triệu USD.

Ngày 7/3 dẫn kết quả nghiên cứu bước đầu của các nhà khoa học, công bố trong cuốn sách mới phát hành, cho biết trong lòng Trái Đất tồn tại nhiều lớp vi khuẩn hàng triệu năm tuổi, các dạng tế bào sống bằng khí hydro và khí thiên nhiên được sinh ra từ quá trình phản ứng hóa học của đá.

Thế giới kỳ diệu này là nơi “lẩn trốn” của carbon - yếu tố cần thiết cho sự sống.

Các nghiên cứu về thiên thạch cho thấy Trái Đất được tạo nên bởi vật liệu có chứa khoảng 3% carbon. Tuy nhiên, lượng carbon tồn tại trong núi đá, đại dương và khí quyển chỉ chiếm phần nhỏ.

Câu hỏi đặt ra là lượng carbon còn lại đi đâu, tồn tại dưới dạng nào? Nghiên cứu về carbon này đã phát hiện ra lượng carbon lớn tới mức khó tưởng tượng tồn tại trong lòng Trái Đất và tham gia quá trình phát triển sự sống từ khi hành tinh này bắt đầu hình thành.

Phát hiện về carbon và sự sống trong lòng Trái Đất
Nhà khoa học Barbara Sherwood Lollar

Các nhà khoa học cho biết cách đây khoảng 3,8 tỷ năm, quá trình sinh học đã phá vỡ cấu trúc đá tương đối đồng đều của hành tinh non trẻ, tập hợp carbon lại và hình thành nên các loại đá khác nhau - đó chính là sự tồn tại của các khoáng chất trên bề mặt Trái Đất ngày nay.

Người đứng đầu công trình nghiên cứu Robert Hazen cho biết sự dịch chuyển của các lục địa đã đưa các lớp đá giàu carbon ở bề mặt Trái Đất vào sâu bên trong.

Cuối cùng, lượng cácbon này quay trở lại mặt đất dưới dạng carbon đioxít qua sự phun trào của núi lửa, liên kết chu trình sinh học ở bề mặt và bên trong của Trái Đất.

Nhà khoa học Barbara Sherwood Lollar của Đại học Toronto - một trong những người tham gia nghiên cứu, đã phát hiện có sự tương đồng giữa một loại vi khuẩn tồn tại ở đảo ngầm Galapagos thuộc châu Mỹ và vi khuẩn được tìm thấy dưới độ sâu gần 3km ở Nam Phi - các vi khuẩn bị tách khỏi mặt đất ít nhất 10 triệu năm.

Các nhà khoa học cho rằng việc phát hiện ra carbon tồn tại với khối lượng lớn bên trong Trái Đất có thể mang lại giải pháp cho cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu hiện nay. Đó là giữ lại ở lòng đất lượng carbon trong bầu khí quyển.

Các nhà khoa học cho biết có những nơi trên Trái Đất lưu trữ CO2 hàng chục triệu năm nay. Bên cạnh đó, nghiên cứu về carbon trong lòng Trái Đất cũng giúp các nhà khoa học tìm hiểu về sự sống trên các hành tinh khác.

Các nhà khoa học tin rằng những dấu hiệu của sự sống trên các hành tinh khác như sao Hỏa có thể được tìm thấy bên dưới bề mặt của nó. Thực sự, kết quả của nghiên cứu được tiến hành trên Trái Đất có thể là một phép thử cho sự khám phá các hành tinh khác.

Nhà khoa học đứng đầu công trình Deep Carbon Observatory Robert Hazen khẳng định phát hiện này thực sự làm thay đổi hiểu biết của con người về Trái Đất, khiến các nhà khoa học hiểu hành tinh của chúng ta theo một cách hoàn toàn mới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Trung Bộ giảm nắng nóng, Bắc Bộ tiếp tục mưa dông, có nơi mưa rất to

Trung Bộ giảm nắng nóng, Bắc Bộ tiếp tục mưa dông, có nơi mưa rất to

Dự báo từ hôm nay, 15/8 đến 17/8, do ảnh hưởng của vùng xoáy thấp phát triển đến độ cao 5.000m nên Bắc Bộ tiếp tục có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và rải rác có dông.

Đăng ngày: 15/08/2017
Thành phố Aarhus: Dùng nước thải để tái chế ra nước sạch, cung cấp điện cho người dân

Thành phố Aarhus: Dùng nước thải để tái chế ra nước sạch, cung cấp điện cho người dân

Nhà máy xử lý nước thải Marselisborg ở Aarhus đã tự sản xuất 150% lượng điện cần thiết để vận hành nhà máy, đưa nước sạch tới các hộ dân.

Đăng ngày: 12/08/2017
Cơn lốc dơi tràn ra từ hang động nhiều dơi nhất thế giới

Cơn lốc dơi tràn ra từ hang động nhiều dơi nhất thế giới

Nhiều loài dơi có màn trình diễn ngoạn mục vào mỗi buổi tối khi bắt đầu bay ra từ các hang động ẩn nấp, tạo thành một vòng xoáy cuốn vào bầu trời đêm, theo CNN.

Đăng ngày: 10/08/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News