Phát hiện vi khuẩn tự tạo CO2 mà không cần oxy

​​​​Vi khuẩn Acetobacterium woodii được phát hiện dưới đáy biển có khả năng tự tạo hydro và CO2 để sản xuất năng lượng mà không cần oxy.

Các nhà khoa học Viện Khoa học sinh học phân tử, Đại học Goethe Frankfurt, Đức phát hiện vi khuẩn Acetobacterium woodii sống ở những miệng thủy nhiệt dưới đáy biển có khả năng trao đổi chất khác biệt, tự tạo CO2 mà không cần oxy. Khả năng tồn tại trên cả các chất hữu cơ và vô cơ mà không cần oxy khiến loài vi khuẩn này trở nên đặc biệt.

Phát hiện vi khuẩn tự tạo CO2 mà không cần oxy
Hình ảnh vi khuẩn Acetobacterium woodii phát triển mà không cần oxy. (Ảnh: Science Alert).

Các nhà khoa học tiến hành phân tích đặc điểm của miệng phun thủy nhiệt dưới đáy đại dương, tìm hiểu rõ nguyên nhân loài vi khuẩn này trao đổi chất. Miệng phun thủy nhiệt được phát hiện từ cuối những năm 70, đây là môi trường sống cho những dạng vi sinh vật phức tạp, gồm thảm vi khuẩn dày vài centimet có nguồn thức ăn là các chất vô cơ như hydro và sunfua.

Miệng phun thủy nhiệt là hồ chuyển đổi hydro lớn nhất thế giới, nên một số vi sinh vật sống tại đây có hệ thống trao đổi chất không giống như những loài sinh vật thông thường. Tuy nhiên lượng hydro dư thừa có thể ức chế quá trình lên men của vi khuẩn. Trong khi vi khuẩn Acetobacterium woodii  vẫn có thể tồn tại và phát triển tốt.

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học chỉ ra rằng, vi khuẩn tạo ra hydro như Acetobacterium woodii liên kết với một vi sinh vật khác có khả năng oxy hóa hydro, để tạo ra oxy, kết hợp quá trình trao đổi chất với một vi khuẩn "đối tác" khác, nhờ đó Acetobacterium woodii có thể tạo ra CO2, duy trì điều kiện sống tốt để sinh sản và phát triển.

"Vi khuẩn Acetobacterium woodii sở hữu khả năng trao đổi chất linh hoạt. Trong một chu kỳ trao đổi, chúng có thể tự tạo và sử dụng hydro để tạo năng lượng, hoặc tận dụng hydro từ những nguồn bên ngoài cơ thể", Sarah Ciurus, thành viên nhóm nghiên cứu nói. Tùy thuộc vào điều kiện môi trường, Acetobacterium woodii có thể đóng vai trò là "đối tác" đảm nhiệm quá trình lên men hoặc hấp thụ hydro.

Nghiên cứu được công bố trên ISME Journal, tạp chí về lĩnh vực đời sống của vi sinh vật.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện sự sống dưới vết nứt sâu 15km

Phát hiện sự sống dưới vết nứt sâu 15km

Vi sinh vật phát triển mạnh tại một trong những môi trường khắc nghiệt nhất Trái Đất mở ra hy vọng tìm thấy sự sống trên hành tinh khác.

Đăng ngày: 04/04/2020
Phát hiện loài nhện hoa văn như tranh của Van Gogh

Phát hiện loài nhện hoa văn như tranh của Van Gogh

Loài nhện mới vừa được phát hiện khiến không ít chuyên gia ngỡ ngàng vì họa tiết trên cơ thể chẳng khác tranh vẽ. Nhiều người còn đùa rằng, phải chăng Van Gogh lấy ý tưởng từ loài vật này cho kiệt tác của mình?

Đăng ngày: 03/04/2020
Loài sinh vật siêu nhỏ rất đáng sợ và gần như không thể tiêu diệt

Loài sinh vật siêu nhỏ rất đáng sợ và gần như không thể tiêu diệt

Không chỉ tạo cảm giác ghê sợ, nấm mốc còn ẩn chứa nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh và chúng thật sự rất khó tiêu diệt.

Đăng ngày: 01/04/2020
Tại sao có loài hoa thơm và loài hoa không thơm?

Tại sao có loài hoa thơm và loài hoa không thơm?

“Nói chung, trong mỗi loài hoa đều có chứa hương thơm, nhưng không phải tất cả các loài hoa đều có hương thơm". Tại sao lại như vậy?

Đăng ngày: 28/03/2020
Ảnh chụp vi khuẩn phủ kín lưỡi người

Ảnh chụp vi khuẩn phủ kín lưỡi người

Nhờ kỹ thuật chụp ảnh huỳnh quang mới, các nhà khoa học Mỹ tìm ra cách phân bố phức tạp của các loại vi khuẩn trên lưỡi.

Đăng ngày: 27/03/2020
Những điều cần biết về virus Hanta

Những điều cần biết về virus Hanta

Virus Hanta (hay còn được gọi là vi rút Hantaan) được phát hiện đầu tiên tại sông Hantaan của Hàn Quốc vào năm 1978.

Đăng ngày: 26/03/2020
Virus hanta gây tử vong ở Trung Quốc nguy hiểm như thế nào?

Virus hanta gây tử vong ở Trung Quốc nguy hiểm như thế nào?

Một trường hợp nhiễm virus hanta đã được báo cáo ở Trung Quốc trong bối cảnh dịch diễn ra đại dịch Covid-19 đang thu hút sự quan tâm của cư dân mạng.

Đăng ngày: 26/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News