Phát hiện virus mới có khả năng lây từ động vật sang người
Virus mới có cấu trúc gene tương tự loại gây bệnh Rubella, tiềm ẩn khả năng lây nhiễm cao cho người.
Science Magazine dẫn một công bố trên tạp chí Nature cho hay các nhà nghiên cứu tại Đại học Wisconsin, Madison, Mỹ, vừa phát hiện 2 virus mới. Chúng có cấu trúc gene tương tự virus gây bệnh Rubella (hay còn gọi là sởi Đức).
Theo kết quả công bố, một trong 2 virus mới phát hiện đã lây nhiễm bệnh cho dơi ở Uganda tại châu Phi. Trong quá khứ, virus gây bệnh Rubella đã lây từ động vật sang người. Do đó, các nhà khoa học e ngại 2 virus mới có nguy cơ gây bệnh cho nhân loại.
Một trong 2 virus mới được phát hiện gây bệnh cho dơi ở Uganda. (Ảnh: Science Magazine).
Họ đặt tên cho virus gây bệnh trên dơi ở Uganda là Ruhugu, theo tên vùng Ruteete của nơi loài động vật này sống. Cấu trúc gene của Ruhugu giống với virus Rubella. 56% axit amin trong 8 loại protein khớp với axit amin của bệnh này. Ngoài ra, protein tương tác các tế bào miễn dịch của vật chủ trong Rubella gần như giống 100% với hai loại virus.
Virus Rubella gây bệnh với triệu chứng phát ban, sốt. Phụ nữ mang bầu mắc bệnh có thể dẫn đến sẩy thai. Trẻ sinh ra mắc chứng Rubella bẩm sinh sẽ bị điếc, các vấn đề về mắt, tim, não.
Ước tính khoảng 100.000 trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi hội chứng này hàng năm, chủ yếu ở châu Phi, phía Tây Thái Bình Dương và Đông Địa Trung Hải. Ở nhiều quốc gia, vaccine ngừa sởi, quai bị, Rubella (MMR) thuộc dạng hiếm.
Trước khi phát hiện 2 loại virus mới, một nhóm nghiên cứu do Viện Dịch tễ học Friedrich Loeffler (Đức) đã tìm thấy chủng được cho là họ hàng khác của virus Rubella trong mô não lừa, chuột túi và capybara (loài gặm nhấm kích thước lớn có nguồn gốc Nam Mỹ). Tất cả đều chết vì viêm não.
Nhà nhân chủng học Anne Stone của Đại học bang Arizona, Tempe, Mỹ cho biết: “Nghiên cứu này rất quan trọng bởi y văn có ít thông tin về nguồn gốc của Rubella. Phát hiện này nhấn mạnh một lần nữa mối quan hệ giữa con người và động vật, môi trường”. Hiện cả hai loại virus mới phát hiện đều được theo dõi chặt chẽ.

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày
Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới
Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?
Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người
Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.
