Phát hiện vỏ sò trên sao Hỏa
Bức ảnh vỏ sò trên bề mặt sao Hỏa do tàu Curiosity của NASA mới chụp đã chứng minh đại dương hành tinh đỏ từng có sự sống.
Tàu Curiosity của NASA bắt đầu nhiệm vụ khám phá khi hạ cánh xuống bề mặt hành tinh đỏ ngày 6/8/2012. Kể từ đó, nó đã đưa về Trái Đất những dấu hiệu của vết nước chảy, khẳng định có chất lỏng trên bề mặt hành tinh khoảng 4,5 tỉ năm trước. Các nhà khoa học cho biết sau đó sao Hỏa đã mất đi 87% lượng nước và trở nên cằn cỗi, còn khoảng 13% nước đang nằm trong các tảng băng.
Năm ngoái NASA tuyên bố trên sao Hỏa từng có đại dương bao phủ 20% bề mặt và nó khá giống với đại dương Trái đất. Phần biển bao la ấy một lần nữa được chứng minh là có thật qua các phát hiện về hình ảnh sinh vật biển.
Ảnh do tàu Curiosity của NASA mới chụp và gửi về cho thấy ẩn mình trong lớp bụi của núi lửa Gusev là một vật có hình dạng như vỏ sò bị vỡ - bằng chứng chứng minh đại dương sao Hỏa có tồn tại các sinh vật sống. Đây là lần thứ hai người ta phát hiện ra vỏ sò trên sao Hỏa.
Hình ảnh được cho là vỏ sò trên bề mặt sao Hỏa.
Nhà nghiên cứu Scott C Waring chia sẻ trên UFO Sightings Daily: "Tôi từng phát hiện vỏ sò trên sao Hỏa hồi năm 2012 tại miệng núi lửa Gusev trong một bức ảnh sai màu của NASA, nhưng nó lại xuất hiện một lần nữa trong bức ảnh mới mà tôi chưa từng thấy".
"Vỏ sò này tròn và trên đầu có vẻ mảnh hơn nên nó bị vỡ một chút nhưng vành ngoài thì còn nguyên", Waring miêu tả. Nếu không để ý, người ta sẽ rất dễ nhầm vỏ sò này với những viên đá nhỏ xung quanh nó. Waring gọi đây là "một vỏ sò cổ đại nữa".
Ông viết: "Đây là một bằng chứng chứng minh rằng đại dương từng tồn tại trên sao Hỏa và nó có sự sống. Hình ảnh mới cùng với vỏ sò tôi đã tìm thấy và hóa thạch cá chứng minh sự thật này".
Vỏ sò này là một minh chứng cho nhận định sao Hỏa từng có đại dương và đại dương ấy có sự sống.
Trước đó, người săn tìm sự sống ngoài hành tinh cũng chỉ ra hình ảnh của một chú cá giữa lớp đất đá qua ảnh tàu vũ trụ gửi về. Waring khăng khăng rằng có cá hóa thạch trong bức ảnh đen trắng được Right B Navcam chụp. Trên bề mặt vương vãi nhiều tảng đá, biên tập UFO Sightings Daily tuyên bố có dấu hiệu sự sống đại dương ở phần dưới ảnh.
Hình ảnh được cho là cá hóa thạch lẫn giữa các lớp đất đá trên sao Hỏa.
"Nhìn gần vào các bạn sẽ thấy rõ cái đuôi và vây của nó. Tôi đã tô màu lên để dễ thấy hơn. Con cá dài khoảng nửa mét. Kích cỡ này là của cá vược hay cá hồi nhỏ", biên tập UFO Sightings Daily cho biết.
Tham khảo: Daily Mail

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.
