Phát hiện "vùng chết" tại tâm chấn trận động đất ở Nam Á
5 tháng sau thảm hoạ sóng thần tại Nam Á, các nhà khoa học đã phát hiện một "vùng chết" tại tâm chấn của trận động đất ngày 26/12/2004.
![]() |
Ảnh chụp sóng thần từ vệ tinh |
Nhóm điều tra đã vô cùng ngạc nhiên khi không một dấu hiệu nào của sự sống được phát hiện nơi đây. Chung quanh vùng tâm chấn động đất đã gây ra một vết nứt dài khoảng 1.000m nơi đáy đại dương, tại đây ngự trị một sự vắng lặng đến đáng sợ. Chiếc xe lặn của các nhà khoa học đã quét đèn khắp nơi, nhưng không hề có dấu hiệu nào của các sinh vật sống.
Giáo sư Ron O'Dor, đến từ trường Đại họ Dalhousie, Nova Scotia, Canada, một trong những thành viên của dự án Điều tra cuộc sống dưới biển, cho biết: "Biển sâu thường là nơi cư trú của nhiều sinh vật sống, khi đến đây, bạn đã kỳ vọng về việc nhìn thấy một khu vực nhanh chóng đầy ắp các sinh vật biển. Nhưng điều đó không xảy ra. Thật là điều kỳ lạ chưa từng thấy."
Cũng theo ông O'Dor, thông thường, ở bất kỳ nơi đâu dưới đáy đại dương cũng có sinh vật sống. Đó có thể là các loại cá, những loại sinh vật thân mềm, san hô, hải miên, giáp xác và côn trùng.
Ngày 26/12/2004, trận động đất mạnh 9,3 độ richter đã tạo ra một đường đứt gãy dài 1.000m ở đáy biển phía tây đảo Sumatra của Indonesia. Đứt gãy này đã khiến nước biển bị đẩy lên thành một cột nước cao khoảng 30-40m, sau đó đổ sụp xuống sinh ra sóng thần.
Theo ông O'Dor, việc cột nước đổ sụp đã chôn vùi các nguồn thức ăn của các sinh vật nằm dưới đáy đại dương. "Chưa có ai đến khu vực tương tự sau một thời gian ngắn xảy ra thảm hoạ. Có thể để mọi thứ trở lại bình thường, sẽ cần có thời gian. Mặt khác, nước biển rất lạnh ở độ sâu này, và sự sống không thể sinh sôi nảy nở nhanh ở nhiệt độ 4 độ C", ông nói.
Phát hiện về "Vùng chết" tại tâm chấn động đất được phản ánh trong bản báo cáo của dự án đầy tham vọng là lập danh sách thống kê tất cả các sinh vật sống ở đại dương, kéo dài đến năm 2010. Khoảng 1.700 nhà khoa học từ 73 quốc gia đã tham gia vào dự án này.
Cho đến nay, họ đã thống kê được gần 2.000 động vật của 21 loài, trong đó có cá mập, các loại cá, chim, rùa, hải cẩu và sư tử biển. Một số loại động vật mới cũng đã được nhóm phát hiện ở những vùng sâu nhất và xa nhất dưới đáy đại dương, ít người biết đến.
Các nhà khoa học cho rằng, tất cả những sinh vật biển đã được phát hiện chỉ chiếm khoảng 1/10 trong tổng số các loài tồn tại trong lòng đại dương.
Loading...
TIN CŨ HƠN

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.
Đăng ngày: 29/03/2025

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.
Đăng ngày: 26/03/2025

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.
Đăng ngày: 24/03/2025

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.
Đăng ngày: 23/03/2025

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?
Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...
Đăng ngày: 19/03/2025

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.
Đăng ngày: 19/03/2025

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.
Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm