Phát hiện xác hổ Tasmania cuối cùng chết 85 năm trước
Các nhà nghiên cứu tìm thấy bộ xương và da của một con hổ Tasmania bị thất lạc hàng thập kỷ, trong ngăn kéo ở viện bảo tàng.
Xác hổ Tasmania được trưng bày tại TMAG. (Ảnh: TMAG).
Xác của con hổ Tasmania cuối cùng được tìm thấy trong bộ sưu tập ở một bảo tàng tại Tasmania, Guardian hôm 5/12 đưa tin. Mãi tới gần đây, các nhà nghiên cứu mới có thể nhận dạng xác con vật đưa vào bộ sưu tập của Bảo tàng và gallery nghệ thuật Tasmania (TMAG) năm 1936.
Con hổ Tasmania cuối cùng chết ở vườn thú Beaumaris tại Hobart vào đêm ngày 7/9/1936. Trong nhiều năm, những nhà quản lý bảo tàng và nhà nghiên cứu tìm kiếm xác nó nhưng không thành công, theo tiến sĩ Robert Paddle. Theo ông, không có mẫu vật nào của hổ Tasmania được ghi nhận ở bộ sưu tập động vật, vì vậy giới nghiên cứu cho rằng xác con vật đã bị vứt bỏ.
Tuy nhiên, các cuộc kiểm tra của Paddle và quản lý động vật cơ xương sống ở TMAG là Kathryn Medlock hé lộ xác con hổ Tasmania cuối cùng nằm ở bảo tàng. Theo Medlock, họ phát hiện ghi chép của một thợ nhồi lông thú trong báo cáo thường niên năm 1936 - 1937 của bảo tàng, đề cập tới hổ Tasminia trong danh sách mẫu vật mà ông làm việc. Điều này thúc đẩy họ xem xét lại tất cả da và xương hổ Tasmania trong bộ sưu tập của TMAG. Cuối cùng, họ tìm thấy một bộ xương với lớp da phẳng bên trên. Đó không phải là mẫu vật nghiên cứu mà là mẫu vật giáo dục.
Paddle cho biết con hổ Tasmania mà họ tìm được là một con hổ cái lớn tuổi bị thợ săn Elias Churchill bẫy được ở vùng núi phía nam Tasmania và bán cho vườn thú vào tháng 5/1936. Con vật chỉ sống được vài tháng. Khi nó chết, xác nó được chuyển tới TMAG.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"
Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.
