Phát hiện xác mực nặng 2 tạ trôi nổi trên biển
Con mực dài 3m trôi nổi trên biển ngoài khơi đảo Tenerife thuộc quần đảo Canary gần như nguyên vẹn, chỉ mất phần đầu xúc tu.
Con mực nguyên vẹn tới mức còn cả mắt. (Ảnh: SECAC)
Xác mực nặng 200kg được phát hiện bởi Teo Lucas, nhà tự nhiên học kiêm nhiếp ảnh gia, và chuyển tới Viện Hải dương học Tây Ban Nha để nghiên cứu kỹ hơn, Newsweek hôm 19/10 đưa tin. "Phần lớn mẫu vật nghiên cứu hoặc trưng bày trong bảo tàng đến từ dạ dày của cá nhà táng dạt vào bờ biển nên ở trong tình trạng tồi tệ và thường không hoàn chỉnh", Jon Ablett, quản lý động vật thân mềm và động vật chân đầu ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên tại London, cho biết.
Mẫu vật mới gần như nguyên vẹn hoàn toàn. Ngay cả phần mắt khổng lồ, đôi mắt lớn nhất trong thế giới động vật, vẫn ở nguyên trong hốc mắt. Bộ phận duy nhất bị mất là phần đầu xúc tu, có thể bị cắn đứt bởi động vật giết chết con mực. Trong bài đăng hôm 14/10 trên mạng xã hội Facebook, Hiệp hội nghiên cứu bộ Cá voi ở quần đảo Canary (SECAC), cho biết con mực to lớn còn ít tuổi và mực trưởng thành có thể lớn hơn nhiều.
Theo Ablett, mực khổng lồ (Architeuthis dux) có thể dài tới 12m. Một loài khác là mực colossal (Mesonychoteuthis hamiltoni) to hơn mực khổng lồ về cả khối lượng và chiều dài, dù chưa tìm thấy mẫu vật trưởng thành nguyên vẹn.
Dù có kích thước đồ sộ, mực khổng lồ rất ít gặp, khiến việc ước tính số lượng của chúng trở nên khó khăn. "Từ ước tính dựa trên phân tích thức ăn trong dạ dày cá nhà táng, loài chuyên săn mực khổng lồ trưởng thành, chúng tôi không nghĩ mực khổng lồ hiếm trong tự nhiên. Nghiên cứu của Clyde Rober và Elizabeth Shea ước tính có 131 triệu con mực khổng lồ bị cá nhà táng ăn mỗi năm", Ablett cho biết.
Mực khổng lồ sống ở mọi đại dương trên thế giới. Chúng xuất hiện phổ biến hơn ở vùng biển quanh New Zealand và Nhật Bản, Bắc Đại Tây Dương và Nam Phi. Dù bản tính ẩn dật của loài này, giới nghiên cứu biết khá ít về chúng. Do đó, phân tích mẫu vật nguyên vẹn mà Lucas tìm thấy có thể cung cấp thông tin quan trọng về đặc điểm sinh học của chúng.

Đại dương sâu đến mức nào?
Độ sâu trung bình của đại dương là khoảng 3.700m. Điểm sâu nhất của đại dương được biết đến hiện nay là Challenger Deep thuộc rãnh Mariana với độ sâu khoảng 10.935m (gần 11km).

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn
Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông
Những con cá quả thông "vũ trang" bản thân như những xe bọc thép hầm hố, là sinh vật gây thích thú có ở vùng biển Đông. Loài cá này yêu cầu ngặt nghèo về điều kiện sống.

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi
Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.
