Phát hiện xưởng "thời trang" có niên đại tới 120.000 năm

Những thứ có thể là bằng chứng sớm nhất về việc sản xuất quần áo vừa được phát hiện trong một hang động ở Morocco, niên đại lên tới 120.000 năm.

Theo nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà nhân loại học Emily Hallett từ Viện Max Planck về Khoa học lịch sử nhân loại (Đức), đó là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử nhân loại.


Một số mảnh xương được dùng làm công cụ tạo ra quần áo cổ đại - (Ảnh: Viện Max Planck).

Và việc niên đại của "xưởng thời trang" lên tới 120.000 năm thực sự là một bất ngờ. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã thu thập được tổng cộng 12.000 mảnh xương tại Hang Contrebandiers bên bờ Đại Tây Dương. Trong đó có hơn 60 mẩu xương đã được dùng làm công cụ xử lý da thú.

Nói trên tờ Science Alert, tiến sĩ Hallett cho biết các vật liệu hữu cơ như da và lông thú khó có thể được bảo quản trong trầm tích cổ đại, nhưng việc phát hiện ra những công cụ chế tác da thú đã gián tiếp nói về những hoạt động thời cổ đại. Một số mẩu xương khác tại địa điểm cũng cho thấy những vết xương đặc trưng của việc bị lột da.

Phát hiện mới này còn cho thấy một bước tiến hóa lớn của loài người trên đường chinh phục những môi trường sống mới. Khi rời châu Phi, họ phải đối diện với các điều kiện khí hậu khác nhau, đó có thể là kích thích tố cho việc sáng tạo ra quần áo và hàng loạt công cụ mới.

Ba loài được lấy da phổ biến nhất theo tàn tích trong hang động này là cáo Ruppell, chó rừng vàng và mèo rừng, đều là những loài cổ đại nhưng có nhiều đặc điểm tương đồng họ hàng hiện đại. Ngoài ra, những người "thợ may" này còn làm thịt linh dương đầu bò và một số động vật ăn cỏ cỡ lớn khác, nhưng chủ yếu để phục vụ bữa ăn.

Một số nghiên cứu trước đó cho thấy quần áo có thể xuất hiện lần đầu vào khoảng 170.000 năm trước tại châu Phi, nhưng việc phát hiện ra bằng chứng cho thấy việc sản xuất quần áo được đưa vào một "công xưởng" như thế này vẫn đủ gây sốc.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí iScience.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khủng long có họ với... gà?

Khủng long có họ với... gà?

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Đăng ngày: 07/02/2025
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 02/02/2025
Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Đăng ngày: 01/02/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 21/01/2025
Những điều nhầm tưởng về khủng long

Những điều nhầm tưởng về khủng long

Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Đăng ngày: 21/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News