Phát kiến sinh học nhờ 'lỗi' của Google Earth
Nhận thấy một khu vực địa lý còn chưa được xác nhận trên bản đồ Google Earth, các nhà khoa học Anh phát hiện ra một khu đa dạng sinh học mới ở Nam Phi.
Trong một lần sử dụng Google Earth, Julian Bayliss, nhà khoa học làm việc cho Kew (Vườn Thực vật Hoàng gia Anh) nhận thấy có một "vệt" kho được tô màu trên bản đồ. Đây là khu vực địa lý thuộc địa phận Mozambique, có độ cao 1.600m so với mực nước biển và có rất ít mưa. Ngay lập tức, Bayliss nhận thấy khu vực này "có vấn đề".
![]() |
Phần không hiển thị trên bản đồ Google Earth |
Vùng đất kể trên rộng 7.000 ha, thuộc ngọn núi Mabu, miền bắc Mozambique. Cuộc nội chiến triền miên và địa hình hiểm trở khiến vùng đất này vẫn còn là ẩn số với các nhà khoa học. Phát hiện của Bayliss thôi thúc các nhà khoa học thuộc Kew thực hiện một chuyến thám hiểm.
Dự án được thành lập và có sự tham gia của 28 nhà khoa học Anh, Mozambique, Malawi và Thụy Sĩ. Nhóm thám hiểm còn thuê thêm 70 người khuân vác trong chuyến đi.
Kết quả chuyến thám hiểm hết sức khả quan. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một khu đa dạng sinh học mới. Hàng trăm loài động vật rắn khổng lồ được phát hiện, gồm 200 loài bướm, chuột chù voi, linh dương Nam Phi, khỉ Samango, rắn Viper Gaboon có thể giết người với lượng nọc độc cực nhỏ... và hàng ngàn loài loài thực vật mới.
Một loài bướm mới có tên Graphium policenes.
|
Đáng kể, một số loài động vật ở đây được công nhận mới phát hiện như 3 loài bướm Lepidotera, một loài rắn khổng lồ và một số loài côn trùng khác. "Việc phát hiện các loài mới không chỉ quan trọng đối với khoa học mà còn làm nổi bật những nỗ lực trong việc bảo tồn thế giới động vật", Jonathan Timberlake, phát biểu sau chuyến đi.
Hiện khu vực núi Mabu đang dần bị xâm lấn bởi hoạt động của con người. Hằng ngày, cư dân địa phương phát quang khu vực để gieo trồng và thường xuyên chặt cây lấy gỗ làm củi đốt.
![]() |
Nhà thám hiểm Jonathan Timberlake đang ghi chép về chuyến thám hiểm. |
Timberlake tin rằng, Google Earth sẽ còn giúp các nhà khoa học phát hiện thêm nhiều vùng đất mà con người chưa đặt chân tới ởMozambique hay Papua New Guinea, những nơi còn rất hoang sơ đối với thế giới hiện đại.
Loading...
TIN CŨ HƠN

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.
Đăng ngày: 04/04/2025

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.
Đăng ngày: 04/04/2025

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...
Đăng ngày: 02/04/2025

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.
Đăng ngày: 28/03/2025

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.
Đăng ngày: 26/03/2025

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.
Đăng ngày: 26/03/2025

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người
Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".
Đăng ngày: 21/03/2025
Tiêu điểm