Phát minh mới giúp con người tàng hình trước đám đông

Tạm biệt nỗi sợ đám đông khi sở hữu cặp kính tàng hình mới được phát minh.

Phát minh mới giúp con người tàng hình

Bạn có phải người sợ đám đông và luôn tự ti, lo lắng khi nói trước nhiều người khác? Đừng lo bởi với phát minh mới đây, các nhà khoa học có thể giúp bạn tàng hình và tăng độ tự tin khi phát biểu trước đám đông.

Phát minh này thuộc về các nhà khoa học Thụy Điển. Theo đó, họ đã phát triển một cặp kính có tên VR (Virtual Reality) cho phép người đeo tàng hình trong chưa đầy một phút. Cụ thể, cặp kính này tạo cho não bộ người đeo ảo giác rằng họ sẽ trở nên vô hình khi nhìn xuống phía dưới.

Để kiểm chứng, Arvid Guterstam và Karolinska – hai thành viên trong nhóm nghiên cứu đã tiến hành một thí nghiệm nhỏ. Họ để 125 tình nguyện viên đeo kính VR và nhìn xuống dưới, đồng thời dùng bàn chải cù vào bụng các tình nguyện viên này.

Kết quả cho thấy, các tình nguyện viên hoàn toàn cảm giác và nhìn thấy được việc bị cù vào bụng. Song khi đeo kính, ảo giác tạo ra khiến họ nghĩ rằng những người xung quanh không thấy điều này và họ đã trở nên tàng hình trong vòng chưa đầy một phút.

Sau đó, các chuyên gia lại thực hiện tiếp thí nghiệm để kiểm tra tác động của việc tàng hình tới sự sợ hãi khi phát biểu trước đám đông. Những tình nguyện viên đeo kính VR sẽ được diễn thuyết trước một đám đông nhỏ trong khi các thông số về cơ thể họ được ghi lại. Thật bất ngờ, các chuyên gia nhận thấy mức độ giảm đáng kể sự sợ hãi, lo lắng của tình nguyện viên khi tin rằng mình vô hình trong mắt người khác. Trong tương lai, phát minh này có thể trở thành một công cụ đắc lực cho những người thường xuyên nói trước đám đông.

Bên cạnh thành công trên, các chuyên gia cũng chia sẻ thêm về những khó khăn nhóm nghiên cứu gặp phải. Theo đó, họ rất băn khoăn về băn khoăn của nhà triết học Hy Lạp Plato từ khoảng 2.000 năm trước: liệu rằng con người sẽ thay đổi ra sao khi chúng ta nắm được khả năng tàng hình? Vì vậy, nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu về các hành vi ứng xử, đạo đức của con người khi đeo kính VR để kiểm chứng lo lắng của Plato.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vô tuyến điện do ai phát minh ra?

Vô tuyến điện do ai phát minh ra?

Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu như không có vô tuyến điện, nếu như một ngày thôi bạn không được xem ti vi? Việc tiếp nhận thông tin trên vô tuyến đã là một thói quen, một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn.

Đăng ngày: 15/02/2025
Lịch sử tàu thủy (phần 1)

Lịch sử tàu thủy (phần 1)

Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ v&agrave

Đăng ngày: 11/02/2025
Giấy - Ra đời và phát triển

Giấy - Ra đời và phát triển

Ngày nay, vò giấy trong tay rồi ném đi không chút thương tiếc bởi ta có biết đâu sau ba ngàn năm từ ngày có những nét những hình đầu tiên được viết nơi hang động, đất sét... cho tới cách đây hai ngàn năm mới chế biến đư

Đăng ngày: 11/02/2025
Những phát minh

Những phát minh "độc" của Hy Lạp cổ đại

Khẩu pháo bất khả chiến bại, vòi tắm hoa sen, cửa tự động, robot chim bay, ngọn hải đăng, đồng hồ báo thức...là những phát minh cực độc ít ai biết đến của người Hy Lạp cổ đại.

Đăng ngày: 15/01/2025
Tia X - Phát hiện vĩ đại của thế kỷ 19

Tia X - Phát hiện vĩ đại của thế kỷ 19

Chắc hẳn không ít người trong số chúng ta đã từng phải đi chụp phim X-Quang. Ngày nay kỹ thuật này được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế và các ngành công nghiệp.

Đăng ngày: 15/01/2025
12 phát minh

12 phát minh "không tưởng" của Nikola Tesla

"Bác học điên" Nikola Tesla đã có những ý tưởng khó tin về khoa học như: điều khiển thời tiết, khai thác năng lượng vũ trụ, điện không dây...

Đăng ngày: 31/12/2024
20 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại

20 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại

La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc.

Đăng ngày: 27/12/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News