Phát triển loại thuốc giúp răng mọc lại nhiều lần
Mặc dù chúng ta đã quen với thực tế rằng răng chỉ mọc hai lần, nhưng một loại thuốc mới có thể giúp bộ răng thứ ba chồi lên.
Theo trang Euronews, các nhà khoa học đang đạt được những bước tiến đáng kể trong việc phát triển một loại thuốc có khả năng kích hoạt cơ chế khiến răng mọc lại.
Các thử nghiệm lâm sàng của loại thuốc này dự kiến bắt đầu vào tháng 7 năm sau và có thể sẵn sàng cho các nha sĩ sử dụng vào năm 2030.
Thuốc mọc lại răng sẽ là một cuộc cách mạng. (Ảnh minh họa - Euronews)
Các dị tật bẩm sinh về răng là căn bệnh phổ biến ở con người, ảnh hưởng đến 1% dân số trên toàn thế giới.
Nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Y khoa Bệnh viện Kitano ở Osaka, Nhật Bản, thực hiện nhằm mục đích mang đến một loại thuốc điều trị cho những bệnh nhân thiếu răng vĩnh viễn do các yếu tố bẩm sinh, liên quan đến ảnh hưởng di truyền hoặc phát triển xảy ra trong thời kỳ bào thai.
Những người bị chứng mất răng bẩm sinh anodontia đều không có răng tự nhiên vì khiếm khuyết trong quá trình phát triển. Căn bệnh này thường xuất hiện cùng với các tình trạng di truyền khác, chẳng hạn như chứng loạn sản ngoài da (khiếm khuyết của tóc, móng tay, răng, da và các tuyến). Phương pháp điều trị phổ biến bao gồm lắp răng giả và trồng nha khoa.
Tình trạng mất răng tự nhiên sẽ cản trở các kỹ năng cơ bản như nhai, nuốt và nói từ khi còn nhỏ. Điều đó có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển của một đứa trẻ.
Tiến sĩ Katsu Takahashi, Trưởng khoa phẫu thuật răng miệng tại Viện Nghiên cứu Y khoa Bệnh viện Kitano, đã nghiên cứu loại thuốc này từ những ngày còn là sinh viên mới tốt nghiệp, vào đầu những năm 1990.
“Ý tưởng mọc lên răng mới là giấc mơ của mọi nha sĩ”, ông Takahashi cia sẻ với tạp chí Nhật Bản The Mainichi, đồng thời nói thêm rằng ông tự tin mình có thể biến điều đó thành hiện thực.
Nhóm nghiên cứu này đã kích thích thành công sự phát triển của răng "thế hệ thứ ba" - sau răng sữa và răng vĩnh viễn - ở chuột và chuồn sương bằng cách nhắm mục tiêu vào gene có tên USAG-1, được phát hiện là hạn chế sự phát triển của răng ở người.
Bằng cách phát triển một loại thuốc kháng thể trung hòa ngăn chặn hoạt động của USAG-1, nhóm của Takahashi đã khiến răng mọc lại ở chuột và chồn sương.
Các kết quả đầy hứa hẹn này đã được công bố trên tạp chí khoa học Nature vào năm 2021, thu hút sự chú ý của cộng đồng khoa học toàn cầu.
Các nhà quan sát bình luận rằng thuốc mọc lại răng sẽ là một cuộc cách mạng, cung cấp giải pháp thay thế cho những người bị mất răng do sâu răng hoặc bệnh răng miệng nghiêm trọng.
Họ đang nỗ lực hoàn thiện để đưa loại thuốc này vào sử dụng. Và một khi đảm bảo được tính an toàn và hiệu quả, chúng sẽ được điều trị cho trẻ em từ 2 đến 6 tuổi có dấu hiệu của chứng anodontia.
Tiến sĩ Takahashi hình dung trong tương lai, thuốc mọc lại răng sẽ trở thành lựa chọn thứ ba khả thi bên cạnh dùng răng giả và trồng răng, mang đến cho bệnh nhân cơ hội lấy lại răng tự nhiên.

Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu
Tất cả các bộ phận của cây mãng cầu xiêm đều có công dụng chữa bệnh: quả được ăn tươi hoặc làm mứt, trong khi lá, vỏ thân, rễ, hạt.. được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc sắc của y học cổ truyền.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?
Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Một kiểu "dậy sớm" có hại không kém thức khuya, có nguy cơ đột tử
Ai cũng hiểu chân lý "ngủ sớm, dậy sớm tốt cho sức khỏe", nhưng nếu cứ mù quáng chạy theo việc dậy sớm mà không xem xét tình trạng cụ thể của cơ thể thì rất có thể bạn sẽ phải rước hậu quả trầm trọng.
