Đại công trường xây dựng kính thiên văn lớn nhất thế giới
Kính thiên văn cực lớn trên sa mạc Atacama sẽ cung cấp tầm nhìn rộng lớn nhất về vũ trụ từ Trái đất.
Kính thiên văn cực lớn (ELT) đã hoàn thành một nửa. (Video: Space)
Những hình ảnh mới chia sẻ cho thấy Kính thiên văn cực lớn (ELT) đã hoàn thành một nửa. Loạt ảnh chụp hồi tháng 6/2023 hé lộ chi tiết cấu trúc của ELT đang được thi công trên đỉnh núi Cerro Armazones nằm ở sa mạc Atacama phía bắc Chile. Khi hoàn thành, ELT sẽ sở hữu gương sơ cấp rộng 39m, được ví như con mắt quan sát vũ trụ lớn nhất từ bề mặt Trái đất, có thể theo dõi vũ trụ ở cả ánh sáng khả kiến và hồng ngoại.
Công trình kính thiên văn đột phá đi vào thi công từ năm 2014 và phát triển với tiến độ ấn tượng. Đài quan sát nam châu Âu (ESO), đơn vị vận hành ELT, nhấn mạnh có thể nhìn thấy thay đổi về hình dáng của công trình từ ngày này qua ngày khác. Bộ khung bằng thép trong loạt ảnh mới sẽ được che phủ và cấu trúc sẽ được bao trùm bởi phần vòm đặc trưng. "ELT là công trình lớn nhất trong số những kính thiên văn quang học và cận hồng ngoại trên mặt đất thế hệ tiếp theo", Xavier Barcons, tổng giám đốc ESO, cho biết.
Quá trình thi công nửa còn lại của ELT sẽ tiếp diễn ở tiến độ thậm chí còn nhanh hơn so với nửa đầu do thời kỳ này không chỉ bao gồm chi tiết tỉ mỉ mà còn bị ảnh hưởng bởi đại dịch, khiến công trường phải đóng cửa vài tháng. 9 năm qua đi từ lễ động thổ vào năm 2014 tới mốc hoàn thành nửa đầu tiên của công trình, nhưng 50% còn lại của ELT dự kiến sẽ hoàn thành chỉ trong 5 năm. Kính thiên văn sẽ bắt đầu hoạt động năm 2028 và cung cấp kết quả khoa học đầu tiên trong cùng năm.
Kính thiên văn cực lớn (ELT) đã hoàn thành một nửa.
Hoạt động hoàn thiện ELT không chỉ diễn ra trên sa mạc miền bắc Chile. Các công ty ở châu Âu đang gấp rút chế tạo mặt gương và nhiều bộ phận khác của kính thiên văn. Khi hoàn tất, gương sơ cấp của ELT sẽ bao gồm 5 gương riêng biệt, trong đó có một gương chính khổng lồ (M1) làm từ 798 mảnh lục giác. Gương số 2 và 3 (M2 and M3) cũng đang được đánh bóng. Tổng cộng 6 cánh mỏng tạo thành gương số 4 linh động của ELT đã hoàn hành và đặt vào đơn vị cấu trúc. M4 là một công nghệ kính thiên văn đặc biệt ấn tượng, có thể điều chỉnh hình dáng 1.000 lần/giây để hiệu chỉnh biến dạng gây ra bởi nhiễu động không khí.
Các thiết bị khoa học khác của ELT, bao gồm hệ thống điều khiển và thiết bị dùng để lắp ráp kính thiên văn, cũng đang trong khâu sản xuất hoặc phát triển. Cơ sở hạ tầng hỗ trợ cần thiết cho ELT hiện nay đã chuyển tới công trường hoặc ở gần Cerro Armazones.

10 kỳ quan thế giới cổ đại sẽ trông ra sao nếu chưa từng sụp đổ mà vẫn tồn tại đến ngày nay?
Dự án thú vị giúp chúng ta hình dung Vườn treo Babylon, thành cổ Athens, tượng Nhân Sư,... của thế giới cổ đại đã từng đẹp và hoành tráng như thế nào.

Bí mật ít biết bên trong hầm mộ 200 tuổi của Hoàng gia Anh
Ngày 19/9 vừa qua, linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II được hạ xuống Hầm mộ Hoàng gia, đoàn tụ với Hoàng thân Philip, sau đó quan tài cả hai sẽ được chuyển đến an táng cạnh người thân.

Fehmarnbelt - Đường hầm dưới biển dài nhất thế giới
Đan Mạch và Đức sẽ sớm được nối với nhau bằng một đường hầm dưới nước dài 18km. Dự án dự kiến được hoàn thành năm 2029.

Tìm hiểu về kính viễn vọng không gian Hubble
Kính viễn vọng không gian Hubble, mang tên nhà thiên văn học Mỹ Edwin Powell Hubble lần đầu tiên được phóng lên quỹ đạo Trái Đất từ tháng 4/1990.

Arab Saudi xây nhà chọc trời nằm ngang dài 120km
Arab Saudi lên kế hoạch xây dựng Mirror Line, hai tòa nhà chọc trời song song trải dài 120km, cắt ngang bờ biển, núi và sa mạc với chi phí lên tới 1.000 tỷ USD.

15 công trình cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học
Những người sống trên Trái Đất vào hàng ngàn năm trước đã tạo ra những công trình có quy mô đồ sộ và hết sức công phu.
